3 biểu hiện chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Sống Khỏe - 04/25/2024

Hello Bacsi - Người bị bệnh trầm cảm lâu ngày có thể nghĩ về cái chết và tự sát. Cùng "điểm mặt" các nguyên nhân gây ra căn bệnh tâm lý quái ác này bạn nhé.

Trong cuộc sống hiện nay, sự căng thẳng và áp lực gia tăng trong công việc và đời sống gia đình, xã hội đã dẫn đến hậu quả là trầm cảm trở thành bệnh tâm lý – thần kinh phổ biến nhất. Khi bị trầm cảm, người bệnh có trạng thái chán nản, buồn rầu, mặc cảm thua kém, ăn ngủ không ngon, không có hứng thú với cuộc sống, học hành, làm việc không còn hiệu quả. Nguy hiểm hơn, nếu chịu đựng lâu ngày, người bị trầm cảm có thể làm các hành động hành hạ bản thân hay tồi tệ nhất là nghĩ đến cái chết và tự sát. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm.

Không còn hy vọng vào những điều tốt đẹp

Tuyệt vọng là một tình trạng cực kì nguy hiểm, vì đó là lí do lớn nhất gây bệnh trầm cảm và thậm chí tự tử. Nhưng phổ biến hơn là những suy nghĩ đại loại như: “mình sẽ không bao giờ làm xong đống bài tập này”, “tôi chẳng thể làm tốt một việc gì cả”, hoặc là “chẳng bao giờ tôi làm nổi việc đó đâu”.

Nên nhớ rằng cuộc sống của bạn là một biểu đồ hình sin với những đoạn cong lên xuống liên tục. Sẽ có những lúc bạn thất vọng, nhưng nếu cứ giữ những suy nghĩ bi quan thì bạn sẽ chẳng thể nào nhìn thấy những điều tốt đẹp ở phía trước. Và tình trạng tuyệt vọng là biểu hiện của bệnh trầm cảm đấy.

Hãy tập suy nghĩ về những điều tốt đẹp, tìm đọc những thông tin tích cực thay vì tiêu cực hàng ngày và giữ quan điểm rằng thế giới còn nhiều trường hợp thành công dù gặp khó khăn hơn bạn nhiều lần

Luôn tin rằng sẽ có điều kì diệu xuất hiện

Khác với hy vọng vào những điều tốt đẹp, một niềm tin mù quáng rằng sẽ có kì tích xuất hiện sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn ngoài việc nuôi dưỡng sự hoang tưởng của chính bạn.

Niềm tin rằng những kỳ tích sẽ tự động đến vào một ngày nào đó sẽ khiến cho bản thân không nhận thức được việc cần làm ở hiện tại mà chỉ mơ mộng về tương lai tốt đẹp. Trong khi thực tế là, nếu bạn không hành động và thay đổi hiện tại, thì tương lai 5 năm, 10 năm nữa của bạn chỉ có thể diễn ra theo hướng tệ hơn mà thôi.

Thật sai lầm nếu bạn chỉ đặt những mục tiêu mà không vạch ra những kế hoạch, dự định cần làm để đạt được mục tiêu đó. Không có gì đảm bảo mọi chuyện sẽ suôn sẻ theo kế hoạch mà bạn vẽ nên, trừ khi chính bạn là người cam kết thực hiện từng bước một để đạt được nó. Hãy nhớ, tương lai của bạn là do bạn quyết định chứ chẳng nguồn năng lượng siêu nhiên nào mang đến cả.

Không thực hành lòng biết ơn mỗi ngày

Bạn có bao giờ cảm thấy biết ơn oxy mà chúng ta hít thở trong không khí, làn gió mát dọc bờ sông lúc tản bộ, hay tiếng chim hót trên một cành cây? Đùa thôi, nếu bạn không để ý những việc như vậy, thì hãy đi đến một ví dụ khác thực tế hơn nhé.

Ví dụ như tối hôm qua, bạn đi đến một quán ăn và bực mình vì phong cách phục vụ chậm chạp. Bạn cảm  thấy việc đến đây thưởng thức bữa ăn quả là một quyết định sai lầm và thề sẽ không quay lại lần nữa, và cơn bực đó còn ảnh hưởng đến tâm trạng bạn cả đêm và hôm sau nữa chứ. Chờ tý nào, thế bạn có nhớ trong lúc đợi thức ăn bạn đã có cuộc trò chuyện thú vị như thế nào không? Bạn có nhớ khung cảnh phố xá lên đèn rực rỡ ngoài cửa sổ, hay hương vị món ăn đó ngon như thế nào không? Đó chính là biểu hiện của việc thiếu biết ơn cuộc sống, dễ dẫn đến thờ ơ và cuối cùng là bệnh trầm cảm đấy.

Tóm lại, thay vì để những cảm xúc tiêu cực ấy chi phối, bạn hãy tập biết ơn vì những điều nhỏ trong cuộc sống và hãy nhìn cuộc đời dưới lăng kính tích cực hơn mỗi ngày bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Bệnh Trầm cảm là gì? Triệu chứng & thuốc
  • Tại sao đột quỵ lại dẫn đến trầm cảm?
  • Con bạn có đang bị trầm cảm?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!