4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên

Bản tin sức khỏe - 12/06/2024

Bạn có biết những ảnh hưởng của trăng rằm tác động lên sức khỏe một cách thầm lặng khiến bạn mất ngủ và mệt mỏi hơn?

Bạn có biết những ảnh hưởng của trăng rằm tác động lên sức khỏe một cách thầm lặng? Trăng rằm tuy rất thơ mộng và lãng mạn nhưng cũng có thể khiến bạn khó ngủ hay mệt mỏi về tinh thần.

Những ảnh hưởng của trăng rằm sau đây tuy âm thầm nhưng cũng có thể rất lớn nếu bạn không có cách bảo vệ sức khỏe. 

1. Trăng rằm khiến bạn khó ngủ

Nếu bạn thấy khó ngủ mỗi khi tới ngày rằm thì đây không phải trùng hợp và cũng có rất nhiều người gặp tình trạng giống bạn. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ công bố trên tờ Sinh học Hiện tại (Current Biology) cho thấy mọi người thường ngủ ít hơn, ngủ không ngon và khó đi vào giấc ngủ hơn khi trăng tròn. Bên cạnh đó, mức độ hormone điều hòa giấc ngủ melatonin cũng giảm trong thời gian này.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556543442252-0'); });

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1556543605904-0'); });

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên trang Y học về Giấc ngủ (Sleep Medicine) cũng cho thấy chất lượng giấc ngủ của các bệnh nhân mắc các bệnh về giấc ngủ bị giảm sút vào ngày rằm.

Để ngủ ngon hơn vào những ngày rằm, bạn nên giảm ánh sáng và nhiệt độ trong phòng cũng như tránh caffeine cùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon.

2. Trăng rằm khiến bệnh tâm lý thêm nặng

4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên

Từ “lunacy” trong tiếng Anh có nghĩa là mất trí có gốc là từ “luna”, nghĩa là mặt trăng. Thực tế, trăng tròn có thể kích hoạt các cơn hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực và ảnh hưởng đến tâm lý của những người mắc chứng thiếu ngủ. Theo một bài báo của UCLA trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc, trăng tròn khiến bầu trời ban đêm quá sáng nên có thể gây mất ngủ, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

Tuy nhiên, những ngày không có trăng cũng có một số ảnh hưởng tới tâm trạng. Một nghiên cứu tại Pháp cho thấy tỷ lệ tự tử lại ít hơn vào những ngày trăng tròn và cao hơn vào những ngày có trăng non.

Nếu bạn thấy sức khỏe tâm lý của mình không tốt, hãy chăm sóc cơ thể bằng cách vận động nhẹ nhàng và ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ thể thực hiện các liệu pháp tâm lý nếu cần thiết.

3. Trăng rằm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu

4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên

Lực hấp dẫn của mặt trăng rất mạnh mẽ và có thể tác dụng lên lượng nước trong biển và đại dương để gây ra hiện tượng thủy triều. Vậy nên, việc cho rằng mặt trăng ảnh hưởng đến các chất lỏng trong cơ thể như máu, chất nhầy và hóa chất trong não cũng khá hợp lý.

Một nghiên cứu năm 2004 trên Tạp chí Điều dưỡng Thực hành Quốc tế (International Journal of Nursing Practice) cho thấy số người nhập viện do xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể trong thời gian trăng tròn.

Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên trang Interactive Cardiovascular and Thoracic Surgery đã xem xét 210 bệnh nhân phải phẫu thuật do tổn thương động mạch chủ. Kết quả cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật trong thời gian trăng tròn có khả năng tử vong thấp hơn 79% so với những người phẫu thuật trong những ngày trăng non. Hơn nữa, những bệnh nhân phẫu thuật trong giai đoạn trăng rằm cũng nằm viện ít hơn.

4. Trăng rằm có thể khiến bạn co giật

4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của trăng tròn lên chứng co giật do động kinh. Một nghiên cứu tại Brazil công bố trên tờ Epilepsy & Behavior đã phân tích tỷ lệ tử vong đột ngột do động kinh trong hơn 8 năm. Kết quả chỉ ra rằng 70% số ca tử vong xảy ra trong giai đoạn trăng rằm. Một nghiên cứu khác cũng công bố trong tạp chí trên cho biết trăng rằm cũng có thể làm tăng số lượng những cơn cơ giật không do động kinh.

Một số nghiên cứu cho thấy có thể độ sáng của mặt trăng chính là nguyên nhân gây kích thích thần kinh và gây co giật.

Để giảm ảnh hưởng của trăng rằm, bạn hãy tránh những tác nhân có thể kích thích thần kinh như game, chất gây nghiện hay ánh sáng từ đèn pin.

Ảnh hưởng của trăng rằm có thể gây hại cho sức khỏe nhưng nếu bạn biết cách điều chỉnh lối sống thì sẽ giảm thiểu nguy cơ. Nhờ đó, bạn có thể tận hưởng những ngày trăng tròn thơ mộng mà không bị mất ngủ hay căng thẳng.

Như Vũ | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hiệu ứng Diderot: Tại sao bạn mua thứ mình không hề cần?
  • Dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn lo âu
  • Bổ sung nước đúng cách cho cơ thể

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!