Chứng rối loạn ăn uống là bệnh có liên quan đến thói quen ăn uống bất thường khiến cơ thể không có đầy đủ dinh dưỡng lành mạnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Những định kiến sai lệch về chứng rối loạn ăn uống là nguyên nhân khiến nhiều người bỏ sót chứng bệnh này.
Đa số người bệnh mắc chứng rối loạn ăn uống thường chú trọng quá nhiều về vóc dáng, cân nặng… dẫn tới các triệu chứng như chán ăn hay ăn uống vô độ. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 4 định kiến sai lệch về chứng rối loạn ăn uống và giới tính để tránh nhầm lẫn về căn bệnh này.
1. Người nữ tính dễ mắc chứng rối loạn ăn uống
Nếu bạn càng nữ tính thì càng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn ăn uống, ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người cho rằng nếu bạn là một người nữ tính thì bạn sẽ chú trọng vẻ bề ngoài và dễ có những hành vi, thói quen ăn uống để có được vẻ bề ngoài lý tưởng nhất.
Ý kiến khác cho rằng người nữ tính có xu hướng dễ bị mắc chứng rối loạn ăn uống do họ luôn đuổi theo mục tiêu vóc dáng thon thả. Một số thang chuẩn giới tính cho thấy nữ tính là một yếu tố nguy cơ cao gây ra chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, thang chuẩn này còn cứng nhắc, chưa thay đổi tùy theo đối tượng và mặc định nữ tính chỉ dành cho nữ giới.
Chứng rối loạn ăn uống thường phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng nữ tính không phải là yếu tố để đoán chứng bệnh này. Chứng rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở bất kỳ ai cả nam giới và phụ nữ.
2. Người chuyển giới không bị rối loạn ăn uống
Trên thực tế những người chuyển giới trẻ tuổi có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn so với những người bình thường. Đa số chúng ta cho rằng phụ nữ và những người nữ tính mới mắc chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người chuyển giới thường có hành vi ăn uống không điều độ để kiềm chế hoặc làm nổi bật các đặc điểm giới tính khác biệt của họ.
Hiện nay có tới 75% những người chuyển giới bị mắc chứng rối loạn ăn uống.
3. Đàn ông nam tính không bị rối loạn ăn uống
Những người đàn ông đồng tính có xu hướng chú trọng vẻ bề ngoài hơn so với những người đàn ông dị tính, do đó họ có thể dễ mắc chứng rối loạn ăn uống hơn. Điều này không có nghĩa là những người đàn ông dị tính với vẻ ngoài nam tính không mắc chứng rối loạn ăn uống.
Trên thực tế, theo Hiệp hội về chứng rối loạn ăn uống quốc gia, đa số những người đàn ông mắc chứng rối loạn ăn uống là những người nam tính. Tiêu chuẩn về vẻ bề ngoài nam tính càng trở nên khắt khe hơn so với 30 năm trước, vì thế dễ khiến nam giới cũng rất áp lực và bị ám ảnh về vẻ bề ngoài.
Ngày nay, hình ảnh nam giới không có cơ bắp hoặc dáng vẻ thư sinh đang là xu hướng mới ở thế hệ trẻ. Hệ quả là khoảng 25% nam giới có cân nặng bình thường cho rằng mình chưa có cân nặng chuẩn. Vì vậy những hành vi ăn uống không điều độ đang ngày một gia tăng ở nhiều người.
Chứng rối loạn ăn uống không chỉ xảy ra với nữ giới mà cũng xảy ra ở nam giới. Việc nhận biết sự tiến triển và khác biệt về chứng rối loạn ăn uống ở nam giới so với nữ giới có thể giúp phát hiện chứng bệnh này sớm hơn và điều trị kịp thời.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có thể tự định hướng giới tính cho chính mình?
4. Phụ nữ đồng tính không bận tâm về cái đẹp
Nhiều người cho rằng phụ nữ đồng tính không bận tâm đến việc quyến rũ nam giới nên hoàn toàn không chăm chút sắc đẹp. Quan điểm cho rằng việc hẹn hò trong văn hóa đồng tính có thể không chú trọng vẻ bề ngoài bằng hẹn hò trong văn hóa chính thống.
Phụ nữ đồng tính thường có xu hướng hài lòng với cơ thể của mình và ít bận tâm tới những hình tượng mẫu phụ nữ hấp dẫn được xây dựng trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, phụ nữ đồng tính vẫn là phụ nữ và họ vẫn thích cái đẹp. Các nhà khoa học cũng cho biết một số phụ nữ đồng tính chọn chú tâm vào thức ăn để quên đi vấn đề về giới tính.
Phụ nữ đồng tính có nhìn nhận phức tạp về hình ảnh bản thân và cũng có khả năng cao gặp chứng rối loạn ăn uống.
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc chứng rối loạn ăn uống. Đây là một tình trạng có liên quan đến tâm lý có thể ảnh hưởng tới bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào. Vì thế, bản thân mỗi người cần có nhận thức sớm về chứng rối loạn ăn uống để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Hồng Nhung | HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 5 điều bạn không nên nói khi người thân mắc chứng rối loạn ăn uống
- Ăn vô độ, dạng phổ biến nhất của bệnh rối loạn ăn uống
- Cách điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ từ 8–12 tuổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!