5 cách dạy trẻ yêu thương cơ thể mình

Tâm lý - 04/26/2024

Chúng ta thường đánh giá ngoại hình của mình thông qua cái nhìn của người khác và từ đó áp đặt lên con trẻ. Bé nhà bạn sẽ dễ tự ti và có góc nhìn lệch lạc hơn về những gì đang được đánh giá là đẹp. Vậy làm sao để dạy trẻ yêu thương cơ thể mình hơn và không suy nghĩ sai lệch nữa?

Chúng ta thường đánh giá ngoại hình của mình thông qua cái nhìn của người khác và từ đó áp đặt lên con trẻ. Bé nhà bạn sẽ dễ tự ti và có góc nhìn lệch lạc hơn về những gì đang được đánh giá là đẹp. Vậy làm sao để dạy trẻ yêu thương cơ thể mình hơn và không suy nghĩ sai lệch nữa?

Khi còn nhỏ, con cái sẽ bị ảnh hưởng bởi chính quan điểm về cái đẹp của ba, mẹ. Khi lớn hơn, bạn bè, các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội sẽ lại tiếp cận và làm lệch lạch cái nhìn của con về vẻ đẹp bên ngoài. Họ đặt ra một hình mẫu thế nào là đẹp và khiến mọi người phải cố gắng để đạt được tiêu chuẩn đó.

Với những bữa ăn trong ngày, trẻ có thể thấy ba mẹ không ăn một món nào đó hoặc tiếp tục ép bé chỉ được ăn cái này, phải nên ăn cái này nhiều vào, không được ăn cái kia… mới có dáng đẹp. Dần dần, có thể con sẽ đâm ra chán ăn, không biết nên ăn gì hay không còn được thỏa thích ăn món mình muốn nữa. Thỉnh thoảng, nếu vô tình nghe được bạn chê một ai đó mập quá chẳng hạn, trẻ cũng có thể sẽ lo lắng rằng liệu bạn còn yêu thương nếu chúng mập lên hay không.

Còn ở bên ngoài, các phương tiện truyền thông thường đưa ra những hình ảnh và tiêu chuẩn về cái đẹp, tuy nhiên những thứ này lại không thực tế và tạo ra nhiều tâm lý tiêu cực cho mọi người. Khoảng 91% phụ nữ không hài lòng với cơ thể mình và cố gắng theo đuổi chế độ ăn kiêng để đạt được hình dạng cơ thể lý tưởng. Nhưng giữa lý tưởng và thực tế đôi khi không tương ứng. So với trước đây xã hội ưa chuộng cơ thể đầy đặn, phúc hậu thì bây giờ lại thích dạng “mình dây” hơn. Ví dụ như giới người mẫu luôn phải duy trì cân nặng của mình thấp hơn 23% so với phụ nữ bình thường.

Hãy cho trẻ những định hướng tốt hơn, để trẻ tự tin và vui vẻ với chính cơ thể mình đang sở hữu, chứ không phải chạy theo một hình mẫu mà người khác mong muốn.

Dưới đây là 5 cách lành mạnh để giúp ba mẹ dạy trẻ yêu thương cơ thể mình nhiều hơn.

1. Yêu cơ thể mình hơn để làm gương cho con

5 cách dạy trẻ yêu thương cơ thể mình

Bạn hãy đối xử với cơ thể và ngoại hình của mình như chính cách mà bạn muốn trẻ đối xử với cơ thể của chúng. Ba mẹ là ví dụ điển hình và dễ làm theo nhất đối với mọi đứa trẻ. Bạn có thể du di một chút cho những vấn đề cơ thể do tuổi tác gây nên. Các quy tắc ăn uống trước đây cũng không cần tuân theo 100% nữa. Hãy cho con được ăn thứ chúng muốn mỗi khi đói và ngừng ăn khi no, tất nhiên là vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

2. Tìm hiểu xem trẻ cảm thấy thế nào là tốt

Tất cả mọi người đều có quyền thỏa mãn và tự hào với cơ thể họ đang sở hữu. Bạn hãy xác định ngoại hình mà trẻ mong muốn và để trẻ thực hiện điều đó.

Ngoài ra, đừng quên cho con biết còn có nhiều thứ khác giúp con được tự tin hơn như tâm hồn, tinh thần, cách bé ứng xử hay cách bé trân trọng và yêu thương cơ thể mình. Tất cả những yếu tố này mới chính là giá trị con người chứ không phải một hình mẫu cơ thể mà xã hội đặt ra.

3. Dạy trẻ cách lắng nghe và trân trọng cơ thể

5 cách dạy trẻ yêu thương cơ thể mình

Khi bị ám ảnh và chật vật vì cuộc chiến gầy dựng ngoại hình, chúng ta thường sẽ bắt đầu với cảm giác sợ hãi, sau đó bỏ qua hoặc không nhận thấy được những dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo. Là ba mẹ, chúng ta có thể biết cách cải thiện cơ thể tốt hơn nhưng trẻ thì chưa biết được.

Thực tế, cơ thể sẽ tự biết chúng cần gì. Vì vậy, bạn hãy dạy trẻ yêu thương cơ thể, cẩn thận lắng nghe và tin tưởng cơ thể của mình nhiều hơn. Khi tuân theo cơ thể, chúng sẽ giúp các bé luôn được khỏe mạnh và duy trì vóc dáng phù hợp nhất. Hãy cứ tập trung vào điều này và thay đổi thức ăn thuận theo nhu cầu đó nhé!

4. Dạy trẻ bỏ qua những bình luận tiêu cực

Các bé có thể bị lầm lẫn và bối rối khi nhận được nhiều lời khuyên về cơ thể cũng như loại thực phẩm trẻ chọn từ những người xung quanh, kể cả người lạ. Bạn nên cho bé hiểu không phải cơ thể nào cũng giống nhau và cứ theo lời khuyên của người khác thì mới tốt được.

Hãy luôn dặn con phải lắng nghe và nhận diện các dấu hiệu của cơ thể, từ đó đáp ứng và xây dựng lòng tin với cơ thể của mình tốt hơn. Đó mới là lựa chọn tốt nhất để cơ thể khỏe mạnh và phát triển phù hợp với con.

5. Mở rộng thêm nhiều quan điểm về “đẹp”

5 cách dạy trẻ yêu thương cơ thể mình

Tiêu chuẩn về đẹp có rất nhiều, có hình mẫu do người khác đề xuất, có những tiêu chí được xã hội ưa chuộng, tuy nhiên ba mẹ và cả con đều nên xác định đâu mới là quan điểm phù hợp với bản thân mình. Bạn có thể dùng giấy bút và để bé mô tả xem “đẹp” là như thế nào. Hãy để bé nói lên toàn bộ suy nghĩ của mình, không có đáp án nào là đúng hay sai cả.

Sau đó, hãy giúp bé có nhiều cách nhìn nhận hơn về vẻ đẹp và giá trị của một cá nhân. Bạn có thể lựa chọn các câu hỏi nhận dạng: Con thích màu gì? Sở thích của con là gì? Điểm nào ở người khác thu hút con nhất (ngoại trừ cơ thể)? hay Điều gì làm con thấy tự hào về bản thân mình? Cho các bé biết, tất cả những điều này sẽ tạo thành một vẻ đẹp cho con mà khi con biết trân trọng và tự tin, thoải mái nhất với cơ thể mình đang sở hữu, thì lúc đó mới mang lại vẻ đẹp hoàn hảo nhất.

Đừng quên nhấn mạnh cho con biết rằng, không phải cứ eo thon hay dáng gầy như người khác nói mới tốt, quan trọng là con duy trì được một cơ thể khỏe mạnh, đủ sức cho con làm được những điều mình muốn.

Việc áp đặt trẻ phải theo một khuôn khổ nào đó mà bỏ qua sở thích cũng như mong muốn của trẻ có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Ví dụ như chứng rối loạn ăn uống. Và khi sức khỏe của trẻ yếu đi do cơ thể không được đáp ứng đúng cách, nhiều bậc phụ huynh có thể tự hỏi vấn đề nằm ở đâu? Tuy nhiên, việc cần quan tâm lúc này là làm thế nào để giải quyết? Bạn hãy dạy trẻ yêu thương cơ thể mình nhiều hơn và trở thành một phần tác động đến sự thay đổi tích cực ở trẻ nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 9 cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận mà bạn nên dạy trẻ
  • Cách điều trị chứng rối loạn ăn uống ở trẻ từ 8–12 tuổi
  • Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân do đâu và giải pháp kịp thời

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!