Ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ bị thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu. Và đó là kết quả của các chế độ ăn kiêng thịnh hành được mạng xã hội tung hô.
Các chuyên gia cảnh báo, thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng ở phụ nữ 20, 30 tuổi bao gồm kali, magie và đồng. Đây thực sự là tin xấu đối với những chị em vốn đã bị thiếu sắt, canxi và iot.
Ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ bị thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu. Và đó là kết quả của các chế độ ăn kiêng thịnh hành được mạng xã hội tung hô.
Nhiều người Anh sử dụng mạng xã hội đang có nguy cơ gia tăng tình trạng loại bỏ một số thành phần như gluten, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc hay đường khỏi chế độ ăn của mình. Và chế độ ăn có tính loại trừ rõ ràng nhất là ăn chay - với việc nói 'không' hoàn toàn với thịt và cá.
Các chuyên gia cũng bày tỏ mối lo ngại rằng, việc sử dụng mạng xã hội khiến nhiều người bị hoang mang bởi các trào lưu ăn kiêng xuất hiện tràn ngập ở đây, phải đau đầu trước vấn đề thực phẩm và không dám chắc về thứ gì nên ăn, thứ gì không nên ăn.
Dựa trên dữ liệu của 3.238 người trưởng thành tham gia cuộc điều tra về dinh dưỡng về chế độ ăn quy mô quốc gia của Public Health England, bản báo cáo chỉ ra rằng, một phụ nữ bình thường bị thiếu hụt tới 7/8 loại dưỡng chất chủ chốt. Trong khi chỉ số này với nam giới là 5/8.
Tình trạng thiếu dụt dưỡng chất và khoáng chất nghiêm trọng này có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, xương yếu, các vấn đề về cơ và thậm chí, vô sinh.
Chính phủ Anh và cả NHS đều khẳng định rằng, chế độ ăn cân bằng đủ để cung cấp các dưỡng chất chúng ta cần. Việc dùng thực phẩm bổ sung vitamin D vào mùa đông và axit folic trong thai kỳ cũng được khuyến nghị.
Chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Emma Derbyshire, cho biết: 'Tránh một số nhóm thực phẩm đang là xu hướng rất hot hiện nay. Nhưng nếu bạn áp dụng những chế độ ăn này, bạn cần phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo hấp thụ đúng dưỡng chất'.
Tại sao Instagram lại là thủ phạm gây thiếu hụt dưỡng chất quan trọng ở chị em phụ nữ?
Trên thực tế, Instagram đã được xếp hạng là gây nên tác động xấu nhất cho sức khỏe tinh thần của người trẻ.
Trên thực tế, Instagram đã được xếp hạng là gây nên tác động xấu nhất cho sức khỏe tinh thần của người trẻ.
Trong một cuộc điều tra với gần 1.500 người Anh, độ tuổi 14-24, Hiệp hội Hoàng gia vì Sức khỏe Cộng đồng (The Royal Society for Public Health), phát hiện ra rằng, người trẻ có nguy cơ cao nhất bị trầm cảm và đơn độc sau khi dùng Instagram. Bên cạnh đó là những tiêu chí tiêu cực, tự tin vào bản thân giảm, dẫn tới kết cục là cách nhìn cơ thể nghèo nàn và thiếu ngủ.
Tuy nhiên, mọi việc chưa kết thúc ở đó.
Cụ thể hơn, một nghiên cứu mới đây do Đại học College London tiến hành, cho thấy mối liên hệ giữa việc thường xuyên sử dụng Instagram với hội chứng rối loạn ăn uống có tên orthorexia nervosa – chán ăn tâm thần. Ngắm hình ảnh hàng loạt các món sinh tố rau xanh, cá tư thế yoga đang bắt đầu cho thấy bằng chứng của việc đẻ lại dấu ấn mang tính hủy hoại không nhỏ lên sức khỏe người dùng mạng xã hội này.
Các nhà nghiên cứu cũng điều tra 680 phụ nữ với chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh trung bình về việc họ đang dùng mạng xã hội nào và mức độ thường xuyên ra sao; loại nào trong số 19 dạng thực phẩm họ đang ăn. Nhóm khoa học gia còn sử dụng một bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng chán ăn tâm thần ở các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Kết quả đăng tải trên tờ National Library of Medicine cho thấy, sử dụng Instagram ở mức độ cao liên quan tới xu hướng gia tăng chứng chán ăn tâm thần. Và một lưu ý nữa, không có nền tảng mạng xã hội nào khác gây ra tác động tương tự Instagram.
Biếng ăn tâm thần là một căn bệnh và nỗi ám ảnh với việc phải ăn uống lành mạnh. Theo đó, người mắc biểu hiệu triệu chứng gồm ăn nhiều trái cây và rau, loại bỏ những nhóm thực phẩm như carbohydrate trắng, ưa thích mua sắm ở các tiệm bán thực phẩm sạch, chăm tập luyện và hiếm khi uống rượu.
Biếng ăn tâm thần là một căn bệnh và nỗi ám ảnh với việc phải ăn uống lành mạnh.
Nghe có vẻ là những lựa chọn lối sống lành mạnh đơn giản, phải không nào?
Nhưng khác biệt ở chỗ, chán ăn tâm thần còn liên quan tới những hạn chế đáng kể về ăn uống, tình trạng suy dinh dưỡng và tách biệt với xã hội. Có điểm chung giữa hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và chán ăn tâm thần (ON) – đó là dấu hiệu của những nghi lễ và suy nghĩ mang tính xâm phạm với OCD và chủ nghĩa toàn hảo cũng như cảm giác tội lỗi đối với thực phẩm trong trường hợp ON.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, chán ăn tâm thần hiện phổ biến hơn với các giáo viên yoga, chuyên gia về chế độ ăn, sinh viên ngành dinh dưỡng, sinh viên ngành khoa học tập luyện so với dân số nói chung (tỷ lệ ước tính là chưa đầy 1%).
Không những thế, tờ Independent đưa tin rằng, việc chụp ảnh đăng Instagram đồ ăn của chúng ta có thể tác động tới cách thưởng thức bữa ăn sau đó.
Tiếp xúc quá nhiều với thực phẩm (qua việc nhìn và chụp ảnh đồ ăn) khiến bạn cảm thấy buồn chán với thực phẩm đó ngay cả trước khi bạn bắt đầu ăn. Thưởng thức bữa ăn thay vì ưu tiên số 1 lại bị giáng cấp xuống hạng 2 so với ưu tiên chụp ảnh, đăng mạng.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học College London, 54% trong số chúng ta chuyển hướng sang các trang mạng xã hội để khám phá và chia sẻ trải nghiệm về đồ ăn. 42% dùng mạng xã hội để tìm kiếm lời khuyên về thực phẩm. Do đó, tác hại của trào lưu 'ăn uống lành sạch' vẫn luôn là chủ đề tranh luận sôi nổi. Nếu dựa trên thống kê hiện có khoảng hơn 500 triệu người dùng Instagram trên toàn thế giới, tác động tiêu cực của nó lên quy mô dân số hẳn không thể bị xem nhẹ.
Theo các nhà nghiên cứu Đại học College London, 54% trong số chúng ta chuyển hướng sang các trang mạng xã hội để khám phá và chia sẻ trải nghiệm về đồ ăn.
Tất nhiên, trong bối cảnh đại dịch béo phì, khuyến khích ăn uống lành sạch là việc tốt. Dùng Instagram để chia sẻ hành trình giảm cân có thể là chìa khóa cho thành công của một người. Tìm kiếm những người mê tập luyện thể hình và chia sẻ các công thức nấu ăn là một tấm vé khác cho tình bạn chung sở thích.
Mặt khác, quá chìm đắm trong thế giới mạng xã hội lại có thể là cú knock-out đối với sự tự tin của bạn hay nghiên trọng hơn là mồi lửa cho một căn bệnh về tâm thần. Các nhà khoa học gới ý 3 nguyên do cho mối liên hệ giữa Instagram và hội chứng rối loạn ăn uống:
- Thứ nhất, Instagram là tập hợp các bức ảnh. Chụp bức ảnh hoàn hảo về chiếc bánh kếp protein của bạn đồng nghĩa với nhiều lượt thích hơn và là nền tảng tuyệt vời để thu hút những người ăn uống lành mạnh khác.
- Thứ hai, tất cả các bài đăng bạn nhìn thấy là từ những người bạn follow (theo dõi) – hay tương tự vậy.Theo dõi vô số tài khoản của các chuyên gia thể hình hay blogger đồ ăn sẽ khiến bạn bị dội bom bởi rất nhiều thông điệp sức khỏe mang tính cực đoan nhưng được coi là những hành vi bình thường mà người dùng có thể cảm thấy áp lực nếu phản đối.
- Thứ ba, chúng ta coi những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là những nhân vật vĩ đại mà chúng ta ngưỡng mộ. Chia sẻ của họ, lời lẽ của họ có thể tiếp cận hàng triệu người đang trông chờ lời khuyên, các câu trả lời. Người ta tìm đến các ngôi sao đó thay vì chuyên gia thực sự.
Dùng Instagram để chia sẻ hành trình giảm cân có thể là chìa khóa cho thành công của một người.
Khi thói quen lành mạnh trở thành thiếu lành mạnh - bạn có đang gặp nguy cơ?
Mặc dù nghiên cứu này chỉ ra vấn đề nghiêm trọng về tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe con người. Tổ chức hàng đầu nước Anh về chứng rối loạn ăn uống Beat, cho rằng, không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng mạng xã hội có thể trực tiếp gây rối loạn ăn uống.
Người phát ngôn của Beat, Hannah Goran, cho hay: 'Theo các nghiên cứu khoa học, thì rối loạn ăn uống là kết quả của di truyền và sinh lý. Sự chú trọng vào việc ăn uống lành sạch, vào sự săn chắc, thon gọn của cơ thể ngày càng tăng, trong đó có cả các nội dung trên mạng xã hội, có thể làm trầm trọng hơn bệnh tình ai đó đang mặc phải hoặc có nguy cơ dễ mắc phải'.
Do đó, làm thế nào để biết khi hứng thú với việc sống khỏe của chúng ta trở thành nỗi ám ảnh?
'Điều quan trọng nhất là tỉnh táo trước chính những suy nghĩ của mình' – Jacqueline Hurst, chuyên gia trị liệu bằng phương pháp thôi miên, chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát cân nặng, các vấn đề về hình ảnh cơ thể và ăn uống theo cảm xúc, nhấn mạnh. 'Nếu bạn không ý thức được những gì mình làm, thật khó để thay đổi hành vi.
Sau khi dùng Instagram, hãy hỏi bản thân xem bạn cảm thấy thế nào khi nhìn ngắm hình ảnh những người gày hơn bạn, cân đối hơn bạn. Hay liệu bạn có cảm thấy đủ thoải mái không nếu bạn không ăn món bánh mì nướng với trái bơ mỗi ngày. Khi chế biến bữa sáng, bạn có đặt câu hỏi liệu mình có làm sai không? Nếu bạn nghĩ nó đang ảnh hưởng đến bạn, hãy nghỉ vài ngày và xem xét lại cảm nhận của mình'.
Mặt khác, quá chìm đắm trong thế giới mạng xã hội lại có thể là cú knock-out đối với sự tự tin của bạn hay nghiên trọng hơn là mồi lửa cho một căn bệnh về tâm thần.
Hiện tại, chứng chán ăn tâm thần không được nhìn nhận là một hội chứng rối loạn ăn uống chính thức
Theo Beat, đó là bởi không có lộ trình điều trị cụ thể của riêng nó. Khi một người được chẩn đoán bị rối loạn ăn uống và không có các tiêu chí chẩn đoán cho bệnh chán ăn tâm thần hay cuồng ăn, họ được coi là bị mắc chứng 'rối loạn ăn uống khác' và được điều trị theo lộ trình điều trị phù hợp nhất.
Nói như vậy không phải để ám chỉ rằng rối loạn ăn uống không được chú ý. Theo Jacqueline, vấn đề này đã được thảo luận từ nhiều năm qua và con người ngày càng nhận ra mức độ nguy hiểm của rối loạn ăn uống. 'Chán ăn tâm thần liên quan rất nhiều tới việc loại bỏ một số nhóm thực phẩm. 'ăn uống lành sạch'là một từ dễ gây hiểu lầm bởi nó khiến một số thực phẩm trở nên bẩn thỉu hoặc không đúng.
Ví dụ, 'Tuần này, tôi sx loại bỏ carbohydrate. Tuần tới, tôi sẽ không ăn carbohydrate hay sản phẩm từ sữa. Và tuần tới nữa, tôi cũng sẽ ngừng ăn gluten'. Điều bạn nhận thấy là con fii đang cho phép mình ăn ngày càng ít đi cho tới khi họ có thể chỉ cần ăn một cây bắp cải xanh mà họ chí có thể mua được từ chợ địa phương vào Chủ nhật. Việc này làm suy yếu sức khoẻ và tác động tiêu cực tới rất nhiều người'.
Bảng câu hỏi kiểm tra mức độ Chán ăn tâm thần của bạn
Tiến sĩ Steven Bratman lần đầu đưa ra thuật ngữ này vào năm 1996.
Bài tự kiểm tra chứng Chán ăn tâm thần bản quyền từ Bratman, bạn có thể tham khảo tại đây. Nhờ đó, bạn có thể xem xét khả năng mắc bệnh của mình.
1. Bạn có dành nhiều hơn 3 giờ/ngày để nghĩ về đồ ăn?
2. Bạn có lên kế hoạch ăn uống cho ngày mai ngay từ hôm nay?
3. Bạn có quan tâm nhiều tới bản chất của những gì bạn ăn hơn áp lực mà bạn nhận được khi ăn chúng?
4. Bạn có nhận ra rằng, khi chất lượng chế độ ăn của bạn tăng lên, chất lượng cuộc sống của bạn lại giảm đi tương ứng?
5. Bạn có ngày càng nghiêm khắc hơn với bản thân?
6. Bạn có hi sinh trải nghiệm mà bạn từng rất vui khi tận hưởng nó để ăn loại thực phẩm mà bạn tin là đúng đắn?
7. Bạn có thể thấy sự tự tin vào bản thân tăng lên khi bạn ăn đồ ăn lành sạch? Bạn có xem thường những người không làm được như vậy?
8. Bạn có cảm thấy tội lỗi hay tự dằn vặt mình khi không tuân thủ chế độ ăn kiêng?
9. Chế độ ăn của bạn có làm bạn bị tách biệt về mặt xã hội không?
10. Khi ăn theo cách mà bạn nghĩ rằng mình nên theo, bạn có cảm nhận được sự bình yên khi hoàn toàn kiểm soát được những gì mình ăn?
Nguồn: DailyMail
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!