Khi mang thai mẹ bầu sẽ cần phải thực hiện khá nhiều những xét nghiệm và siêu âm để kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình hình thai nhi. Những xét nghiệm siêu âm ở 3 tháng cuối thai kỳ thường chỉ mang ý nghĩa theo dõi sự phát triển tổng thể của thai nhi, mặc dù vậy các siêu âm này vẫn rất quan trọng bởi những chỉ số siêu âm sẽ giúp cho các bác sỹ chẩn đoán trước được tình trạng thai nhi để có kế hoach chuẩn bị cho quá trình sinh nở một cách tốt hơn.
1. Mục đích của siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ
Bên cạnh việc theo dõi sự phát triển tổng thể của thai nhi, việc siêu âm thai những tháng cuối còn cung cấp cho bác sỹ những chỉ số quan trọng và đánh giá chung về sức khỏe của mẹ. Ngoài ra các siêu âm này còn có các mục đích như:
Đánh giá sự phát triển tổng thể của thai nhi
Kiểm tra lượng nước ối trong tử cung của mẹ xem có thích hợp cho quá trình sinh con không
Xác định vị trí nhau thai và kiểm tra các bất thường (nếu có) của ngôi thai
Dự đoán ngày sinh bé
- Đo cân nặng của thai nhi
2. Những chỉ số siêu âm quan trọng trong những tháng cuối.
Đường kính lưỡng đỉnh (BDP)
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính lớn nhất đo ở mặt cắt ngang hộp sọ – từ trán ra sau gáy của thai nhi. Hiểu một cách đơn giản thì đường kính lưỡng đỉnh là đường kính chu vi đầu của bé. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh có thể được xác định khi thai nhi được 13 tuần tuổi thông qua siêu âm.
Đường kính lưỡng đỉnh trung bình của thai nhi chuẩn bị ra đời vào khoảng 88 – 100mm, trung bình là 94mm, cao hơn sẽ được coi là to. Việc xác định chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong những tháng cuối thai kỳ giúp bác sĩ biết được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là bình thường hay quá to để cân nhắc đến việc sinh mổ, đặc biệt là nếu mới sinh lần đầu.
Ngoài ra, thông qua chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, chúng ta có thể xác định được tuổi thai, trọng lượng thai và đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi.
Chiều dài xương đùi (FL)
Dựa vào chiều dài xương đùi thai nhi, bác sỹ và mẹ sẽ có thể biết được bé có đang phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường trong những tháng cuối thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón bé ra đời
Việc siêu âm để kiểm tra chỉ số xương đùi cũng giúp mẹ phát hiện được những bất thường như con có xương đùi ngắn hay dị tật, chân tay ngắn. Không phải bé nào có chiều dài xương đùi ngắn hơn so với những bé khác cũng đều có nguy cơ bị chân tay ngắn, khèo tay hay bệnh Down, tuy nhiên vẫn phải theo dõi chặt chẽ phát hiện những dấu hiện bất thường.
Mang thai 3 tháng đầu và những loại xét nghiệm các mẹ cần thực hiện
Chỉ số IgG CMV là gì, có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Chỉ số siêu âm thai và những điều bác sĩ không nói ra
Mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy?
Xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể là gì?
Chu vi vòng bụng (AC)
Đây là một chỉ số siêu âm được khá nhiều mẹ bầu quan tâm bởi chỉ số ước tính chính xác nhất về cân nặng thai nhi chính là chu vi vòng bụng. Ở cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng chủ yếu do sự tích tụ các chất glycogen trong gan và chất béo, phản ánh cụ thể qua việc tăng chu vi vòng bụng. Như vậy, chu vi bụng của thai nhi liên quan mật thiết đến cân nặng của trẻ.
Chu vi vòng đầu (HC)
Chu vi vòng đầu là một chỉ số quan trọng giúp cha mẹ đánh giá được sự phát triển não trẻ em. Trí não của bé sẽ phát triển mạnh hơn từ tuần thứ 20 đến khi bé được 3 tuổi. Khi sinh ra trọng lượng não bé chỉ sẽ khoảng 350 gram. Nếu như bé có chu vi vòng đầu nhỏ hơn chỉ số này thì cha mẹ nên theo dõi kỹ càng để phát hiện thêm các dấu hiệu bất thường. Trong giai đoạn cuối thai kỳ, nếu bé có chu vi vòng đầu nhỏ hơn mức 30% so với chỉ số bình thường trong bảng chỉ số phát triển tiêu chuẩn thì bé sẽ được chẩn đoán là mắc chứng dị tật đầu nhỏ.
Cân nặng thai nhi ước tính (EFW)
Tất nhiên đây là một chỉ số quan trọng mà tất cả mẹ bầu đều quan tâm khi nói đến chỉ số siêu âm những tháng cuối. Chỉ số cân nặng ước tính của thai nhi cho thấy sự phát triển của bé có ổn không, bé đã có đủ cân để chuẩn bị ra đời chưa, hoặc phát hiện những trường hợp thai nhi có cân nặng quá lớn, từ đó chuẩn bị các biện pháp sinh mổ, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé khi bé chào đời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!