5 thắc mắc “không biết hỏi ai” về chu kỳ kinh nguyệt

Sức khỏe phụ nữ - 04/20/2024

Chu kỳ kinh nguyệt là bước ngoặt khi bước vào tuổi dậy thì của các bạn nữ. Những thắc mắc về kinh nguyệt mà mọi người thường gặp phải.

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi. Đối với những bạn nữ, kỳ kinh nguyệt là bước ngoặt lớn nhất của tuổi dậy thì. Lần đầu gặp cô nàng nguyệt san, chắc hẳn các bạn có những băn khoăn, lo lắng không biết chia sẻ cùng ai. Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

1. Làm thế nào để nói với mẹ hoặc bố rằng bạn đã có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên?

Tâm lý hơi xấu hổ khi chia sẻ hay tâm sự với ai đó về việc này là điều rất bình thường. Tùy vào mỗi gia đình mà mỗi người sẽ có cách chia sẻ khác nhau, chẳng hạn bạn có thể hỏi thẳng hoặc nói nhỏ với mẹ, chị hay bà.

Họ có thể sẽ trêu ghẹo bạn một chút, nhưng đừng lo, chỉ là vì họ biết rằng bạn đang trưởng thành mà thôi.

2. Sử dụng tampon như thế nào?

Khác với băng vệ sinh – thấm hút lượng máu sau khi ra khỏi âm đạo, tampon lại được chèn vào bên trong. Chúng được làm bằng chất liệu mềm mại với một sợi dây có thể được gỡ bỏ dễ dàng.
Sẽ mất một ít thời gian để tìm hiểu cách sử dụng tampon. Bạn có thể chọn mua tùy theo nhu cầu của mình tại các hiệu thuốc. Bên trong mỗi hộp luôn có một tập sách hướng dẫn để sử dụng. Mỗi loại tampon có độ thấm hút khác nhau. Hãy thử bắt đầu với loại thông thường và sau đó thay đổi nếu bạn có nhu cầu. Bạn nên thay tampon mỗi 4-8 giờ hoặc khi cảm nhận được nó đã quá đầy và không thể thấm hút được nữa.
Trong trường hợp bạn có cảm giác tampon “mắc kẹt” trong cơ thể, đừng lo vì cẩm giác ấy chỉ là tạm thời. Chúng không thể nào xâm nhập sâu vào trong được bởi vì chỉ có một con đường duy nhất để thoát ra ngoài chính là âm đạo Hãy thư giãn và chờ đợi một vài phút, sau đó bạn sẽ có thể lấy tampon ra. Nhưng hay cảnh giác: Nguy cơ sốc độc do dùng băng vệ sinh không đúng cách

3. Có thể đi bơi khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt không?

Hoàn toàn có thể bạn nhé! Tuy nhiên, bạn sẽ cần sử dụng tampon khi bơi thay cho băng vệ sinh để máu không dính vào áo tắm.  Tampon sẽ không thể nào bị rơi ra nếu được đặt đúng chỗ, vì thế bạn cứ hãy tự tin và bơi thỏa thích.
Tampon cũng rất hữu ích đối với những bạn nữ cần tập thể dục hoặc chơi thể thao trong khoảng thời gian có kinh nguyệt. Mặc dù băng vệ sinh là một giải pháp khá hiệu quả, nhưng chúng lại quá cồng kềnh và gây cảm giác không thoải mái.

4. Quên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh hoặc tampon, làm sao bây giờ?

Trong tình huống như thế, bạn có thể: mượn từ một người bạn, mua từ một số nhà vệ sinh, nếu bạn đang ở trường hãy đến ngay phòng y tế, hoặc gọi điện thoại về nhà để cha hoặc mẹ có thể mang cho bạn những gì bạn cần. Nếu tình hình gấp rút và bạn đang loay hoay để giữ cho quần áo của mình không bị vấy máu, bạn có thể gấp khăn giấy hoặc giấy vệ sinh và đặt chúng trong quần lót của mình. Điều này sẽ không có hiệu quả lâu dài, vì vậy bạn cần nhanh chóng tìm trang bị cho mình tampon hoặc băng vệ sinh.
Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị  sẵn vài cái trong ba lô, hoặc túi thể thao của mình thì sẽ tốt hơn.

5. Chữa cháy khi quần và váy bị “dính”

Bạn sẽ làm gì khi máu đã tràn ra và dính vào quần hay váy của mình? Đây cũng là chuyện thường thấy ở các bạn nữ. Nếu không thể thay đồ ngay lập tức vì không có ở nhà, bạn có thể sử dụng áo khóac của mình (hoặc mượn tạm áo khoác của ai đó) và buộc quanh eo để tạm thời che đi vết máu. Sau đó nhanh chóng thay tampon hoặc băng vệ sinh mới để máu không bị tràn ra thêm.

Tất nhiên là bạn sẽ phải thay quần hay váy ngay sau đó. Bạn nên giặt đồ lót và quần bằng nước lạnh càng sớm càng tốt vì đôi khi vệt máu rất khó giặt ra.

Để tránh vấn đề này, bạn nên thay tampon hoặc băng vệ sinh thường xuyên, và trang bị sẵn 1 cái trong ba lô hoặc túi xách. Để phòng cho những ngày máu ra nhiều, một số bạn nữ còn mang cả băng vệ sinh kèm với tampon. Bạn cũng nên mặc đồ lót và quần tối màu trong suốt chu kì kinh nguyệt của mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!