6 dấu hiệu báo động ung thư tinh hoàn

Sống Khỏe - 12/22/2024

Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ung thư tinh hoàn lại là một nỗi ám ảnh của các đấng mày râu. Bệnh rơi đúng vào độ tuổi “mặn nồng” nhất với chuyện phòng the vợ chồng. Theo thống kê, ung thư tinh …

Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các bệnh ung thư ở nam giới nhưng ung thư tinh hoàn lại là một nỗi ám ảnh của các đấng mày râu.

Bệnh rơi đúng vào độ tuổi “mặn nồng” nhất với chuyện phòng the vợ chồng. Theo thống kê, ung thư tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh hay gặp nhất là ở độ tuổi từ 15-35 tuổi.

Có hai loại của ung thư tinh hoàn là ung thư tế bào mầm (biểu mô phôi) và ung thư không phải tế bào mầm.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn bao gồm: dị tật bẩm sinh, rối loại nội tiết trong cơ thể, chấn thương tiết niệu và tinh hoàn không xuống bìu.

Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy những bé trai sinh không có hiện tượng xuống bìu sẽ có 40% nguy cơ cao hơn bị ung thư tinh hoàn so với trẻ bình thường, đặc biệt là khi các trẻ em này không được tiến hành mổ hạ tinh hoàn xuống trước 4 tuổi.

Nếu ung thư tinh hoàn không được chẩn đoán và điều trị kịp thời ở giai đoạn sớm, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Đáng nói là, đa số bệnh nhân lại ngại không đi khám. Nếu không điều trị, khối u ác tính ngày một to ra và xâm lấn toàn bộ tinh hoàn. Đến lúc toàn bộ tinh hoàn chỉ là khối ung thư thì đã muộn.

Làm thế nào biết được bạn bị bệnh ung thư tinh hoàn?

Mặc dù ung thư tinh hoàn thường không đau, khối u ung thư có thể gây ra tổn thương cho tinh hoàn hoặc cơ quan lân cận. Thỉnh thoảng, các mạch máu bị vỡ trong khối u gây ra sưng và rất đau.

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc nam khoa khi thấy có thay đổi đáng kể về kích thước và hình dạng của hai tinh hoàn dù có đau hay không.

Ngoài ra, bạn cũng không nên lơ là các triệu chứng bao gồm:

  • Tức nặng tinh hoàn;
  • Đau ở tinh hoàn;
  • Sưng ở bìu;
  • Sờ có mảng cứng;
  • Sờ thấy u cục;
  • Tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường.

Phòng ngừa ung thư tinh hoàn như thế nào?

Hiện chưa có cách nào để ngăn ngừa ung thư tinh hoàn. Bác sĩ khuyên bạn nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn để xác định ung thư tinh hoàn ở giai đoạn sớm nhất của nó. Thời điểm tốt để kiểm tra tinh hoàn của bạn là sau khi tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen. Nhiệt từ nước giúp thư giãn bìu, dễ dàng hơn cho bạn để tìm bất cứ điều gì bất thường.

Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.

Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào thì việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn được các bác sĩ cho rằng nó đóng một vai trò quan trọng.

Do vậy mà, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về phòng bệnh dưới đây:

  • Đối với nhà có trẻ nhỏ, nên kiểm tra xem bé có các dị tật bẩm sinh không? Đặc biệt là quan sát xem 2 tinh hoàn có nằm ở trong bìu hay ở vị trí khác.
  • Nam giới ở mọi độ tuổi, nhất là thanh niên nên học cách để tự kiểm tra tinh hoàn của mình, để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trong tinh hoàn của mình.
  • Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị lên có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.

Những thành tựu y học đã đạt được trong những năm gần đây về chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn kèm theo là những kiến thức nhận biết, phát hiện sớm trong mọi người, như một tín hiệu đáng mừng trong tương lai để ung thư tinh hoàn không còn là nỗi ám ảnh của nam giới.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!