Những dấu hiệu thiếu hụt kẽm có thể là lý do tóc bạn không dày như trước và những xuất hiện những đốm trắng trên móng tay hoặc cằm của bạn. Anna Magee - BTV sức khỏe của Healthista đã nói chuyện với các chuyên gia về dấu hiệu thiếu kẽm ở con người và cách khắc phục.
Chỉ đứng sau sắt, kẽm cũng được coi là loại vitamin chăm sóc vẻ đẹp cho người phụ nữ. Nhà chế biến dinh dưỡng Emma Derbyshire nói: 'Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hơn 300 loại enzim trong cơ thể. Các enzym này giúp mang lại các phản ứng sinh hóa trong cơ thể - quá trình cần thiết cho sự tổng hợp protein, sản xuất hormone và sức khỏe chung. Mặc dù là dưỡng chất quan trọng nhưng nhiều người trong chúng ta lại bị thiếu hụt kẽm'. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 31% dân số trên toàn cầu thiếu kẽm.
Những ai có nguy cơ thiếu hụt kẽm?
Chuyên gia dinh dưỡng Derbyshire nói: 'Những người ăn chay có thể có nguy cơ bị thiếu kẽm vì chế độ ăn uống của họ thường có hàm lượng axit phytic cao. Điều này có thể làm giảm sự hấp thụ kẽm. Phytate được tìm thấy trong thực phẩm như bột mì nguyên cám, đậu và ngũ cốc.
Những người có nguy cơ cao thiếu kẽm khác có thể là người uống nhiều rượu vì rượu ức chế sự hấp thụ kẽm của cơ thể. Theo Gill Jenkins, một bác sĩ của NHS tại London, 'bạn cũng có thể bị thiếu máu nếu bạn mắc bệnh về da như eczema và bệnh vẩy nến bởi vì chúng làm tăng sự chuyển hóa của các tế bào nên có thể dẫn đến sự thiếu hụt'.
Thực tế, chuyên gia dinh dưỡng Carrie Ruxton nói, theo tạp chí National Diet and Nutrition Survey, 20% trẻ em ở Anh và 5% người trưởng thành tiêu thụ lượng kẽm dưới mức cần thiết cho sức khỏe. Dấu hiệu thiếu kẽm biểu hiện ra có thể bao gồm hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị cảm lạnh, vết thương lâu lành, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục...
Dấu hiệu thiếu kẽm biểu hiện bên ngoài cơ thể
Bạn sẽ không thể ngờ rằng thiếu kẽm còn hủy hoại nhan sắc của bạn tới mức trầm trọng, thậm chí khiến bạn giật mình khi nhìn vào gương.
1. Thiếu kẽm khiến tóc bạn bị rụng nhiều hơn
Tiến sĩ Jenkins cho biết: 'Cùng với các bệnh nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có thể là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta cần nghĩ đến việc thiếu kẽm. Kẽm là dinh dưỡng cần thiết để nhân rộng tế bào tốt và sự hấp thụ protein - đây là các yếu tố cần thiết cho mái tóc dày, bóng'.
Một nghiên cứu năm 2013 trong cuốn Annals of Dermatology cho thấy có 312 người bị rụng tóc có nồng độ kẽm trong máu thấp hơn so với những người không bị rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2009 trong cùng tạp chí này lại cho thấy bổ sung kẽm hàng ngày trong 12 tuần là đã có thể cải thiện tình trạng cho 66% bệnh nhân.
2. Thiếu kẽm khiến móng dễ gãy và có đốm trắng trên móng
Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire, cho biết những đốm trắng trên móng tay là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo sự thiếu hụt kẽm.
'Móng của bạn có thể phát triển chậm, dễ gãy và dễ bị nứt. Điều này là do lượng kẽm cần thiết trong cơ thể không đủ cho sự phát triển của mô và tế bào trong móng tay và khi thiếu máu, ở mức tồi tệ nhất, có thể xuất hiện những đốm trắng', cô cho biết thêm.
3. Thiếu kẽm khiến răng dễ bị xỉn
Bác sĩ Jenkins nói: Kẽm là chất cần thiết cho răng khỏe mạnh và 'nếu bạn có nồng độ kẽm thấp, bạn sẽ không có răng trắng bóng đẹp, chúng có thể dễ dàng bị nứt và không khỏe'.
Để tìm hiểu tại sao, Healthista đã nói chuyện với James Goolnik, một nha sĩ tại Bow Lane Dental Group, London. 'Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiêm trong miệng ở mảng bám, nước bọt và men răng', nha sĩ Goolnik nói. Nếu một người nào đó bị thiếu hụt kẽm, họ có thể nhận thấy mùi hương, vị giác thay đổi, lớp lưỡi trắng và có thể có nhiều khả năng bị loét miệng cùng với viêm nướu.
4. Thiếu kẽm khiến bạn dễ bị loét miệng
Nha sĩ Goolnik nói rằng thiếu kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể gây loét miệng thường xuyên. Một nghiên cứu năm 2014 trong Tạp chí Khoa học Tiêu hóa và Lo lắng (The Journal of Laryngology & Otology) cho thấy nồng độ kẽm thấp có thể làm tăng nguy cơ bị loét miệng và khả năng tái phát cũng cao hơn.
Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có thể làm giảm viêm ở miệng do các vết loét gây ra.
5. Thiếu kẽm có thể dẫn đến vấn đề về da khác
Theo Tiến sĩ Jenkins, có lý thuyết cho rằng những người bị mụn trứng cá là thiếu kẽm và một số phương pháp điều trị và kháng sinh cho mụn trứng cá thường chứa kẽm. Điều này thật đáng kinh ngạc, một nghiên cứu trên Tạp chí Học viện Da liễu Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 54% số người bị mụn có mức kẽm thấp.
Tiến sĩ Jenkins giải thích: 'Những người bị thiếu kẽm cũng có thể gặp tình trạng vết thương lâu lành, lâu hồi phục vì kẽm là vi chất cần thiết để chữa lành vết thương'.
6. Thiếu kẽm khiến xương của bạn yếu đi
Không phải chỉ có thiếu canxi mới làm cho xương yếu đi. Theo tiến sĩ Jenkins, chức năng của kẽm là góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như tăng collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh, vì vậy, nếu cơ thể thiếu kẽm thì xương cũng có nguy cơ bị yếu đi.
Những người có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt thường có thể trở nên thiếu hụt chất khoáng này, do đó dễ gặp vấn đề về sự khỏe mạnh của xương.
Bổ sung kẽm hàng ngày từ thực phẩm
Cơ thể chúng ta không chứa kẽm vì vậy chúng ta phải lấy nó từ thực phẩm và nếu bạn ăn chay hoặc ăn uống thất thường, rất có thể bạn sẽ bị thiếu kẽm. Bác sĩ Carrie Ruxton nói: 'Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu là những nguồn tốt nhất vì kẽm trong những thực phẩm này có khả năng sinh học cao - nghĩa là cơ thể chúng ta có thể hấp thụ dễ dàng hơn so với các nguồn khác'.
Chuyên gia dinh dưỡng Emma Derbyshire nói, cho dù bạn là người ăn thịt đỏ hay không, bạn vẫn nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa kẽm để bổ sung 7mg/ngày để tốt cho sức khỏe. Kiểm tra bảng dưới đây để xem chính xác bao nhiêu kẽm bạn nhận được từ mỗi thực phẩm.
Một số nguồn thực phẩm chứa kẽm:
Theo Healthista
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!