Theo thạc sĩ Tạ Văn Trình, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), giống như xu thế chung của thế giới, tình hình bệnh ung thư tại Việt Nam tăng nhanh. Trong 15 năm, số ca mắc mới tăng gấp đôi - tốc độ tăng thuộc vào loại nhanh trên thế giới.
Các chuyên gia ước tính đến năm 2020 số ca ung thư tại nước ta lên đến 200.000 ca mỗi năm, với 100.000 ca tử vong. Dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, tỷ lệ tử vong tại Việt Nam vẫn rất cao. Trong đó một phần do nhiều người phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, điều trị kém hiệu quả.
7 thay đổi của cơ thể bạn nên nghĩ tới ung thư. (Ảnh minh họa: Internet)
Thạc sĩ Trình khuyến cáo, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây, người bệnh nên đi khám để được sàng lọc bệnh ung thư:
1. Thay đổi thói quen của ruột hoặc bàng quang
Ruột:
- Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Táo bón xen kẽ tiêu chảy.
- Mót rặn kéo dài.
- Có máu lẫn theo phân.
Bàng quang:
- Tiểu khó, tiểu buốt.
- Tiểu rắt, tiểu không hết.
- Tiểu ra máu.
2. Vết loét mãi không lành
Da:
- Mặt.
- Thân mình, tay chân
- Núm vú.
- Vùng sinh dục, hậu môn.
Niêm mạc:
- Hốc miệng: Lưỡi, niêm mạc má, sàn miệng, vòm khẩu cái, amidan.
- Kết mạc mắt.
- Vùng sinh dục.
3. Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường
Xuất huyết âm đạo bất thường
- Sau giao hợp.
- Ngoài lúc hành kinh.
- Tiền mãn kinh.
Đi cầu ra máu: Trĩ; viêm, dò, ung thư đại trực tràng.
Chảy máu hoặc tiết dịch vùng núm vú: Viêm ống dẫn sữa, bướu nhú trong ống, ung thư vú.
Chảy máu mũi: Bệnh huyết học, ung thư vòm hầu, ung thư hốc mũi.
4. Một chỗ dày lên, một khối u ở vú hoặc ở nơi nào khác trên cơ thể
- Một khối u ở vú: Phụ nữ trên 30 tuổi.
- Một khối u ở bụng.
- Khối u ở tay, chân, thành bụng, thành ngực.
- Khối u ở cổ, nách, bẹn.
5. Thay đổi rõ ràng tính chất một nốt ruồi
- Lớn nhanh.
- Thay đổi màu sắc.
- Ngứa.
- Loét.
- Tiết dịch.
- Chảy máu khi đụng tới.
6. Ăn không tiêu hoặc khó nuốt
- Ăn không tiêu, đầy bụng, đau thượng vị: Viêm, loét, ung thư dạ dày.
- Nuốt khó, nuốt vướng, nuốt đau: Ung thư amidan, ung thư hạ hầu.
- Nuốt nghẹn tăng dần: Ung thư thực quản.
7. Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng kéo dài
- Ho dai dẳng: Nam giới, trên 40 tuổi, hút thuốc lá, ung thư phổi.
- Khàn tiếng kéo dài: Trên 3 tuần, hút thuốc, uống rượu, ung thư thanh quản.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!