Sau điều trị, bạn có thể bỏ lỡ sự ủng hộ bạn có được từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn. Bạn có thể cảm thấy như là 'mạng lưới an toàn' của bạn đã bị mất đi và bạn không còn nhận được sự quan tâm và ủng hộ như trước từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì việc điều trị đã kết thúc. Có thể bạn còn cảm thấy rằng chỉ những người bị bệnh ung thư mới có thể hiểu được những tình cảm của bạn. Vào thời điểm bạn phải xa rời những người đã lo lắng nhiều cho bạn, những cảm giác như vậy là bình thường.
Có một số thay đổi cơ thể chỉ trong một thời gian ngắn hoặc lâu dài. (Ảnh minh họa: Internet)
Điều này còn là bình thường đối với cảm giác cái gì đó như là đã bị cắt đứt với mọi người - thậm chí kể cả gia đình và bạn bè - sau điều trị ung thư. Thường thì, bạn bè và gia đình muốn giúp đỡ bạn nhưng họ không biết làm thế nào. Một số người khác có thể bị bệnh tật làm cho hoảng sợ.
Những lời khuyên để giảm bớt cảm giác cô đơn:
Bạn có thể tự làm gì để cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thời kỳ đơn độc này? Dưới đây là một số phương pháp những người khác đã thấy hữu ích:
- Hình dung ra làm thế nào để bạn có thể thay thế sự ủng hộ tinh thần mà trước kia bạn thường nhận được từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Hãy nghĩ đến:
+ Hỏi một người trong số các y tá hoặc bác sĩ của bạn xem thỉnh thoảng bạn có thể gọi điện thoại được không. Việc gọi điện thoại của bạn có thể giúp bạn thấy mình luôn được giao lưu và giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn. Thậm chí, bạn chỉ cần biết là bạn có thể gọi họ giúp đỡ bất cứ lúc nào.
+ Tìm kiếm những dịch vụ hỗ trợ được đưa ra qua hệ thống điện thoại hoặc trên mạng.
+ Tìm kiếm những nguồn hỗ trợ mới cho sự bình phục của bạn. Bạn bè, gia đình, những người sau điều trị ung thư khác có thể là những gợi ý cho bạn.
+ Nghĩ đến việc tham gia vào một nhóm hỗ trợ căn bệnh ung thư. Hiện nay, một số bệnh nhân sau điều trị ung thư đã cùng nhau lập những nhóm hỗ trợ. Trong một nhóm hỗ trợ căn bệnh ung thư, những người cùng bị bệnh ung thư gặp nhau để trò chuyện về những cảm giác và nỗi lo âu của mình.
Bên cạnh sự bộc bạch những vấn đề của mình, họ còn nghe xem những người khác đã trải qua những gì và đã đối phó như thế nào với những vấn đề tương tự. Một nhóm hỗ trợ còn có thể giúp các thành viên trong gia đình bạn đương đầu với những lo lắng.
>> Xem thêm:
Đối phó sự thay đổi cơ thể bệnh nhân ung thư (P1)
Đối phó sự thay đổi cơ thể bệnh nhân ung thư (P2)
Hỏi đáp về bệnh ung thư vú
Nguồn: Ungthuvn.org
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!