Đối với cả hai cách, ngoại hình bạn như thế nào là một mối lo lắng lớn sau điều trị ung thư. Những người có hậu môn nhân tạo sau phẫu thuật đại tràng hoặc trực tràng thì đôi khi lo sợ phải đi ra ngoài.
Họ có thể cảm thấy xấu hổ hoặc sợ mọi người sẽ tránh xa họ. Họ có thể còn sợ rằng họ sẽ gặp phải một 'sự cố' và sẽ cảm thấy ngượng nghịu. Những người khác lại không giống như những người có thể thấy rõ những ảnh hưởng của điều trị như những vết sẹo trên đầu hoặc cổ, thay đổi màu da, mất vú hoặc tay chân, tăng cân hoặc giảm cân và rụng tóc.
Bệnh nhân ung thư có thể cảm thấy xấu hổ hoặc sợ mọi người sẽ tránh xa họ. (Ảnh minh họa: Internet)
Thậm chí, nếu việc điều trị của bạn không 'biểu hiện' những hậu quả đó thì những thay đổi trên cơ thể bạn có thể làm phiền cho bạn. Những cảm giác cáu giận và buồn rầu là điều bình thường. Bạn đã bị mất đi 'cơ thể cũ' và cùng với nó là sự mất tự tin.
Cảm giác tồi tệ về cơ thể bạn có thể làm giảm khả năng tình dục của bạn, và sự mất hoặc giảm đời sống tình dục của bạn có thể làm cho bạn cảm thấy là điều tồi tệ nhất về bản thân. Một bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể lo lắng về 'chất đàn ông' của mình. Điều này có thể ở trong sâu thẳm tâm trí bạn, nhưng có thể nó luôn luôn hiện hữu'.
Phụ nữ cũng có lo lắng của họ. 'Tôi cảm thấy như tôi chỉ có một nửa là phụ nữ thôi', một bệnh nhân sau điều trị ung thư buồng trứng đã thổ lộ. Những thay đổi trong cách bạn nhìn nhận cũng có thể khó cho cả những người yêu quí bạn và điều này cũng có thể khó cho bạn nữa.
Các bậc cha mẹ và ông bà thường lo lắng về việc trông họ như thế nào trong mắt con cháu của họ. Họ sợ những thay đổi trong cơ thể họ sẽ làm bọn trẻ sợ hãi hoặc sẽ cản trở sự gần gũi trở lại của họ với chúng.
>> Xem thêm:
Đối phó sự thay đổi cơ thể bệnh nhân ung thư (P2)
Đối phó sự thay đổi cơ thể bệnh nhân ung thư (P3)
Hỏi đáp về bệnh ung thư vú
Nguồn: Ungthuvn.org
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!