Hãy quan sát những dấu hiệu và triệu chứng này để xác định xem bệnh da của bạn có lây nhiễm hay không.
Dưới đây là 8 bệnh da có thể lây trong không khí hoặc lây qua tiếp xúc da-da:
Bệnh sởi
Sởi là bệnh nhiễm trùng do vi-rút gây sốt, ho, các đốm trắng trong miệng và các nốt ban đỏ rất đau. Sởi là bệnh lây nhiễm cao và có thể lây truyền trong không khí qua ho hoặc hắt hơi. Thông thường sau khi bị tấn công, bệnh nhân có khả năng miễn dịch ngăn chặn nhiễm trùng sau này. Tiêm vắc-xin sởi có thể giúp phòng ngừa bệnh này.
Mụn rộp
Mụn rộp có hai loại là mụn rộp do vi-rút herpes simplex và vi-rút herpes zoster gây nên. Nó gây các vết loét đau trên môi hoặc cơ quan sinh dục và cũng là thủ phạm gây thủy đậu và bệnh zona. Mụn rộp có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đường sinh dục hoặc bằng miệng hoặc qua tiếp xúc với khu vực bị bệnh và bàn tay bị lây nhiễm. Bệnh thậm chí có thể ảnh hưởng tới mắt. Vắc-xin phòng thủy đậu có hiệu quả trong việc phòng ngừa vi-rút herpes zoster.
Nấm ngoài da
Nấm ngoài da là một nhiễm trùng nấm thường phát sinh từ sự lây lan nấm ở bàn chân. Nhiễm nấm ngoài da gây ra các ban đóng vảy, đỏ, ngứa, xuất hiện dưới dạng mảng tròn rộng trên cơ thể, tương tự với chàm và bệnh vảy nến. Nhiễm trùng này được truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hoặc vật nuôi. Nấm ngoài da thường được điều trị bằng kem và thuốc chống nấm đường uống.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh ghẻ
Ghẻ là bệnh có tính lây truyền cao, biểu hiện là ban ngứa dạng bỏng nước ở giữa các ngón tay, xung quanh thắt lưng, rốn, đầu gối và mông. Gây ra bởi kí sinh trùng ghẻ có tên Sarcoptes scab, ghẻ lây lan ở những nơi công cộng qua tiếp xúc trực tiếp. Bôi thuốc tại chỗ giúp điều trị bệnh này.ei
Chốc lở
Chốc lở là một nhiễm khuẩn tụ cầu có khả năng lây truyền, phổ biến ở trẻ em hơn so với ở người lớn vì trẻ em có hệ miễn dịch yếu hơn. Chốc lở gây ra bởi cùng loại vi khuẩn gây các bệnh như viêm họng do liên cầu khuẩn. Phần lớn các nhiễm trùng này là khá nhẹ. Bôi kháng sinh tại chỗ hoặc dùng kháng sinh đường uống là những cách điều trị phổ biến.
Nấm bàn chân
Đây là bệnh da có khả năng lây truyền cao. Nhiễm nấm có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và đồ dùng nhiễm bệnh. Các triệu chứng là bàn chân ngứa và nóng, da bàn chân bong tróc vảy, điều này cũng có thể dẫn tới sự đổi màu và móng chân dày lên. Bên cạnh việc bôi kem tại chỗ và dùng thuốc chống nấm đường uống, bệnh nhân nên để chân không và tránh nước.
Nấm bẹn
Nấm bẹn chủ yếu xuất hiện ở nam giới và ảnh hưởng tới phần đùi trên đối diện với bìu, gây ra các thương tổn đỏ, đau, ngứa. Nam giới thường xuyên mặc bộ đồ thể thao dễ bị tình trạng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp này. Nấm bẹn phản ứng tốt với kem chống nấm bôi tại chỗ, mặc dù có thể sử dụng các thuốc chống nấm đường uống. Bệnh nhân nên tránh đổ nhiều mồ hôi vì chúng có thể gây nhiễm nấm.
Nấm miệng
Loại nấm miệng ảnh hưởng tới da, mắt, màng nhầy của miệng và họng và khu vực đóng bỉm của trẻ sơ sinh, nấm miệng gây ra các mảng trắng hoặc vàng đau hoặc ban da. Giữ cho khu vực đóng bỉm sạch và khô và thay bỉm thường xuyên là chìa khóa giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng này ở trẻ em. Kem chống nấm rất có lợi trong điều trị nhiễm trùng này và phần lớn các nhiễm trùng sẽ tốt hơn trong vòng vài tuần, mặc dù tái phát là rất phổ biến.
BS Tuyết Mai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!