8 'thủ phạm' gây chứng huyết áp thấp

Kỹ năng sống - 05/02/2024

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới, do thể trạng, sức đề kháng của chị em phụ nữ yếu hơn.

Huyết áp thấp là 1 căn bệnh tương đối phổ biến và phức tạp, đặc biệt là ở phụ nữ, huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg.

Tùy theo thể trạng sức khỏe mà chứng bệnh này có thể nặng nhẹ khác nhau và có thể dẫn đến 1 số căn bệnh về hệ tim mạch, thần kinh và tuyến nội tiết, người bệnh thường xuyên có cảm giác choáng váng và liên tục bị ngất khi đang hoạt động.

Nguyên nhân gây bệnh

1. Do giới tính

- Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp nhiều hơn nam giới, do thể trạng chị em phụ nữ yếu hơn, sức đề kháng kém hơn, các giai đoạn như sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh…làm sức khỏe giảm sút.

2. Do gien di truyền

- Trong gia đình bố mẹ hoặc những người thân có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

3. Do tuổi tác

- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn do động mạch hoạt động kém dẻo dai nên gây ra huyết áp thấp.

- Tuổi cao, sức khỏe hạn chế, khả năng đề kháng yếu, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả, hệ tuần hoàn không cung cấp đủ máu cho các cơ quan hoạt động dẫn đến huyết áp thấp.

- Do thay đổi tư thế đột ngột: đang nằm hoặc ngồi bỗng nhiên đứng dậy khiến huyết áp bị giảm thấp.

8 'thủ phạm' gây chứng huyết áp thấp

Ảnh minh họa

4. Do mắc 1 số bệnh

- Bệnh thận: thận hoạt động kém hiệu quả làm mất muối trong cơ thể gây nên huyết áp thấp.

- Bệnh tiểu đường, bệnh thần kinh: nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp cao hơn.

- 1 số bệnh liên quan đến tim: nhịp tim chậm, hở van tim, suy tim… cũng gây huyết áp thấp.

- Cơ thể bị mất nước nhiều: bị tiêu chảy, nôn liên tục, đổ mồ hôi quá nhiều do lao động nặng, chơi thể thao quá sức.

- Bị chảy máu nhiều: do cơ thể bị thương tích lớn, xuất huyết nội tạng, ho ra máu liên tục. Hoặc cơ thể bị bệnh thiếu máu cũng dẫn đến bệnh huyết áp thấp.

5. Sử dụng 1 số loại thuốc chữa bệnh

- Thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, thuốc chống trầm cảm, stress…gây huyết áp thấp.

6. Do bị hạ đường huyết

- Lượng glucoza trong cơ thể bị suy giảm dưới mức cho phép (mức cho phép lượng đường trong máu là 2.5mmol/l).

7. Phụ nữ mang thai:đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hệ tuần hoàn phải tăng cường hoạt động dẫn đến huyết áp bị giảm thấp.

8. Do cơ thể bị sốc hay phản ứng đột ngột trước các tác nhân gây dị ứng: đó có thể là các loại thực phẩm dị ứng với cơ địa cơ thể, nọc độc côn trùng, các tác nhân khác… gây khó thở, nổi mẩn ngứa, nổi mề đây và giảm huyết áp.

BS. Nguyễn Thị Thúy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!