Ai dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Sức khỏe sinh sản - 04/19/2024

Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTTD) là những bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường sinh sản (âm đạo, tử cung, vòi và buồng trứng ở nữ; dương vật, tinh hoàn ở nam) như bệnh mụn giộp, bệnh hạ cam, bệnh gây u sùi, bệnh viêm gan vi-rút B và nhất là HIV…

Đối tượng nào dễ nhiễm các bệnh LTTD?

Ai dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Ảnh minh họa

Bất cứ ai đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm bệnh LTTD hay nhiễm khuẩn. Với phụ nữ, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh LTTD đôi khi khó xác định vì thường không rõ ràng, dễ chẩn đoán lầm là các vấn đề sức khỏe sinh sản khác và do đó điều trị không đúng bệnh. Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiều hơn nam bị nhiễm các bệnh LTTD, nhất là phụ nữ trẻ vì tần suất quan hệ tình dục nhiều và mạnh bạo hơn nên dễ gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo, mở đường cho các bệnh LTTD, nhiễm khuẩn và cả HIV/AIDS xâm nhập.

Vì phụ nữ có thể không có biểu hiện nào của bệnh LTTD cho nên càng cần thực hành tình dục an toàn nghĩa là dùng bao cao su vì bản thân phụ nữ hay bạn tình có thể đã bị nhiễm bệnh nhưng không biết và làm cho bệnh dễ tái diễn.

Các hậu quả do bị bệnh LTTD:

Nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do bị bệnh LTTD, bao gồm:

- Chửa ngoài tử cung: Nguy hiểm cho mẹ và làm thai chết.

- Trẻ do các bà mẹ bị bệnh LTTD sinh ra có thể tử vong hay có tổn thương nghiêm trọng.

- Ung thư cổ tử cung hầu như do bệnh u sùi gây ra (bệnh do vi-rút gây u sùi).

- Phụ nữ đã hay đang có bệnh LTTD như viêm tiểu khung có nguy cơ cao bị hiếm muộn.

- Bệnh LTTD đôi khi gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng như tim, thận và não.

- Một số bệnh LTTD như HIV/AIDS thường kết thúc bằng tử vong.

Khi nào cần đi khám?

Ai dễ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Ảnh minh họa

Nghi ngờ bị nhiễm bệnh LTTD có thể làm cho nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái stress (hoang mang lo lắng hay căng thẳng thần kinh, từ đó phát sinh nhiều bệnh nghiêm trọng khác) và để phân biệt được với nhiễm khuẩn âm đạo như loạn khuẩn hay viêm âm đạo do nấm, do ký sinh trùng doi (trichomonas)… Phụ nữ cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm những test (xét nghiệm) để xác định xem có bị bệnh LTTD trong những tình huống sau:

- Khi trong cuộc sống riêng tư đã có nhiều bạn tình hay bạn tình của mình là người đã có nhiều người tình.

- Nếu đã từng có quan hệ tình dục với người đã bị bệnh LTTD (bằng chứng là đã được xét nghiệm dương tính với một LTTD nào đó).

- Nếu có tiền sử hay bị bệnh LTTD tái diễn thì cũng cần định kỳ để phát hiện kịp thời.

- Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục dưới tuổi 25 đều cần làm xét nghiệm tầm soát phát hiện chlamydia; những phụ nữ khác nhiều tuổi hơn có thể không có triệu chứng gì nhưng có nguy cơ cao bị bệnh LTTD thì cũng cần tầm soát có nhiễm chlamydia không.

- Tất cả vị thành niên đã có hoạt động tình dục cũng như tất cả các phụ nữ khác có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh LTTD đều cần tầm soát một cách thường quy xem có bị bệnh lậu hay không.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!