Một trái tim khỏe mạnh là điều chúng ta luôn mong muốn. Vậy bạn đã biết những bí quyết để bảo vệ trái tim và phòng ngừa bệnh bằng những bữa ăn hàng ngày?
Dean Ornish, MD, một giáo sư y khoa tại Đại học California tại San Francisco, tác giả của chương trình Tiến sĩ Dean cho biết có khoảng 99% bệnh tim có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Hơn nữa, các nhà khoa học khám phá ra rằng chúng ta không cần phải loại bỏ tất cả chất béo và muối để giữ sức khỏe. Thay vào đó, bạn chỉ cần cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo trong các loại dầu chế biến thực phẩm. Những loại chất béo này làm gia tăng mảng bám cholesterol trên động mạch và gây ra cơn đau tim hoặc đột qụy.
Chất béo có lợi như chất béo không bão hòa đơn (có trong dầu ô liu và bơ) và chất béo không bão hòa đa, như axit béo omega-3 (tìm thấy trong dầu cá, đậu nành và một số loại cá) giúp tăng cholesterol có lợi trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2011 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho biết tất cả chúng ta cần phải cắt giảm lượng muối ăn hằng ngày vì lượng muối thấp sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mắc bệnh tim nếu tiền sử gia đình có bệnh hoặc bạn hút thuốc lá quá nhiều.
Dù bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không thì việc phòng ngừa cũng rất cần thiết. Hãy cùng Hello Bacsi thay đổi chế độ ăn uống có lợi cho tim và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn nhé.
Bạn nên ăn gì để tim khỏe mạnh?
Bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường hoặc cơ thể chứa hàm lượng cholesterol cao đều có nguy cơ mắc bệnh tim. Để phòng ngừa bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thay đổi lối sống hàng ngày của mình và lập kế hoạch cho một bữa ăn lý tưởng như sau:
- Giảm lượng protein động vật bởi nó chứa lượng chất béo bão hòa.
- Hạn chế uống các loại nước ngọt hay soda. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Oklahoma cho thấy phụ nữ uống hai hoặc nhiều đồ uống có vị ngọt mỗi ngày có xu hướng tăng cân, tăng vòng hai và phát triển các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim.
- Nên ăn những món ăn thanh đạm và ít chất béo. Theo một nghiên cứu vào năm 2010, tiêu thụ nhiều loại chất béo có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim. Vào buổi sáng, bạn có thể hạn chế lượng tinh bột bằng cách ăn bánh quy 100 calo, các loại ngũ cốc hoặc sữa. Vào buổi trưa, bổ sung những thực phẩm như đậu phụ, đậu hạt hay các loại cá tuy rất giản dị, nhưng lại giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của tim. Và vào bữa tối, bạn có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể có trong trái cây và các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý, bạn có thể luân chuyển, thay đổi các món ăn trên theo các buổi trong ngày tùy thích.
- Thêm một điểm đáng lưu ý, nếu gia đình bạn có tiền sử tăng huyết áp và gặp vấn đề về tim mạch, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài những thực phẩm hữu ích trên, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bạn nên bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày của mình các loại thực phẩm sau: bột yến mạch, dầu ô liu và cung cấp protein cho cơ thể bằng các món ăn như gà trộn dầu ô liu, cá hồi và các thực phẩm chế biến từ đậu hạt.
- Thịt đỏ có thể là một phần của một chế độ ăn lành mạnh cho tim, miễn là bạn chú ý đến khẩu phần ăn và chỉ ăn nạc. Bạn nên ăn ít hơn 170g thịt một ngày.
- Uống một chút rượu có thể làm tăng nhẹ lượng cholesterol “tốt” và làm cho cục máu đông ít có khả năng hình thành hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống đến hai ly một ngày đối với nam giới và một ly đối với phụ nữ. Nếu bạn uống nhiều hơn thế, nó có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ béo phì và đột quỵ.
Tiến sĩ Ornish cho biết nếu duy trì chế độ ăn uống này, bạn chắc chắn giảm lượng cholesterol trong cơ thể đáng kể mà không cần dùng đến thuốc. Càng thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, thì sức khỏe của tim càng được cải thiện.
Xét nghiệm kiểm tra cholesterol
Nếu mắc bệnh tim, bạn nên tiến hành một loại xét nghiệm gọi là kiểm tra cholesterol. Trong thực tế, các tổ chức lớn của Hoa Kỳ cho biết rằng nồng độ các cholesterol gắn với thành mạch máu làm tăng nguy cơ bệnh tim so với mức cholesterol khác trong cơ thể.
Uống loại thuốc hạ thấp cholesterol chỉ có lợi trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng để đạt được kết quả lâu dài, các bác sĩ khuyến nghị bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình.
Kiểm tra sức khỏe ở tuổi 30
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về tiền sử gia đình nếu có người thân mắc bệnh tim và xin lời khuyên từ bác sĩ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tiền sản co giật khi mang thai thì nguy cơ bệnh tim của bạn có thể cao gấp 2 lần. Nếu bạn có nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ mắc bệnh tim, hãy kiểm tra huyết áp mỗi năm và duy trì mức cholesterol được cho phép. Cho dù kết quả kiểm tra tốt, bạn vẫn nên tiếp tục thực hiện kiểm tra định kỳ trong những năm tiếp theo.
Kiểm tra sức khỏe ở tuổi 40
Nếu có cơ hội được kiểm tra về bệnh tim và xét nghiệm máu, bạn nên kiểm tra thêm lượng cholesterol. Nếu không gặp các loại bệnh liên quan đến cholesterol, bạn cũng nên ít nhất 5 năm kiểm tra một lần lại từ 40 tuổi trở đi, vì mảng bám trên thành động mạch có thể trở thành vấn đề lớn với tuổi tác. Chứng béo phì sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh tim hơn, vì thế bạn nên dành thời gian lập một chế độ ăn kiêng để giúp tim khỏe mạnh ở tuổi 40.
Kiểm tra sức khỏe ở tuổi 50
Khi bước sang tuổi 50, để giữ một trái tim khỏe mạnh, bạn nên kiểm tra mức cholesterol, mức huyết áp mỗi năm và đề nghị bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu để loại trừ bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống và tập thể dục hằng ngày cũng có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh tim.
Việc phòng ngừa các nguy cơ tim mạch phần lớn có liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống của bạn mỗi ngày. Bạn nên xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh và siêng năng tập thể dục để có một trái tim khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường
- Lối sống lành mạnh cho người bệnh cao huyết áp: Thay đổi 1, lợi đến 10
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn đã biết cách?
- 6 dấu hiệu đau tim ở phụ nữ bạn đừng làm ngơ!
- 3 mẹo giúp bạn giảm cân dù đang mắc bệnh tim mạch
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!