Mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh cần ăn uống thế nào?

Dinh dưỡng - 05/05/2024

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ cần có một chế độ ăn hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ cần có một chế độ ăn hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mà lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá mức quy định.

Trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh nhân cần duy trì sức khỏe và cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục thường xuyên. Nếu quá chủ quan trong ăn uống, bệnh tình có thể trở nên xấu hơn hoặc gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là những chế độ ăn tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

1. Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn uống này bao gồm sự kết hợp các loại thực phẩm giúp giảm hàm lượng mỡ trong gan như các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và carbohydrate phức hợp.

Chế độ ăn này thường bao gồm:

  • Cá;
  • Trái cây;
  • Ngũ cốc;
  • Các loại hạt, đậu;
  • Dầu ô liu;
  • Rau quả.

2. Chọn lựa loại chất béo thích hợp

Cơ thể bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có phản ứng kháng lại insulin. Tuy cơ thể bạn vẫn sản xuất ra insulin nhưng lại không thể sử dụng chúng. Từ đó, glucose sẽ tích tụ trong máu và gan sẽ chuyển hóa lượng glucose dư này thành chất béo.

Tuy nhiên, một số loại chất béo có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin. Do đó, cơ thể có thể hấp thụ glucose và gan không cần phải chuyển hóa chúng và tích trữ chất béo.

Axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh, dầu hạt lanh và các loại rau rất tốt cho sức khỏe của tim mạch và gan.

Ngoài ra, khi mắc bệnh, bạn cũng nên sử dụng đa dạng các loại thực vật chứa chất béo không bão hòa (như ô liu, quả hạch và bơ) và tránh xa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa (như mỡ lợn, xúc xích và các loại bánh quy).

Bạn cũng đừng quên dùng ít thịt và các sản phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, bạn hãy tránh các thực phẩm nướng và chiên được chế biến bằng dầu cọ hoặc dầu dừa, vì điều này sẽ khiến một lượng lớn chất béo tích tụ trong gan.

3. Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa

Trái cây (đặc biệt là quả mọng), rau củ và một số thực phẩm khác chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ khi dùng kết hợp với vitamin C và thuốc hạ cholesterol. Hạt hướng dương và hạnh nhân là những nguồn cung cấp vitamin E tự nhiên cho cơ thể.

Bạn cũng nên sử dụng các loại dầu thực vật chứa nhiều chất oxy hóa như dầu ô liu hoặc dầu canola khi chế biến thức ăn sẽ an toàn hơn đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Sau đây là một số loại thực phẩm và chất bổ sung giàu chất chống oxy hóa khác mà bạn nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn của mình:

  • Cà phê: bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim và các bệnh về gan khác;
  • Tỏi sống: cải thiện đề kháng insulin và giúp cơ thể phân hủy chất béo;
  • Câu kỷ tử: đây một loại cây thường được sử dụng trong y học Trung Quốc có thể giúp giảm kích thước vòng eo và cân nặng;
  • Resveratrol (có nhiều trong vỏ của nho đỏ): giúp chống viêm sưng.
  • Selenium: một loại khoáng chất có trong hạt quả hạch Brazil, cá ngừ và hàu.

4. Chọn các loại thực phẩm chứa carb tốt

  • Dùng quá nhiều đường sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo trong gan. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, uống nước ngọt và xi rô. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung thêm các loại trái cây vào bữa ăn hằng ngày.
  • Các loại thực phẩm chứa carb tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại củ chứa tinh bột.

5. Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng khác

Lượng vitamin D trong cơ thể thấp có thể khiến bệnh gan trở nặng hơn. Vì thế, bạn hãy giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng sớm. Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa cũng chứa rất nhiều vitamin D. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa ít chất béo để tránh tiêu thụ các chất béo bão hòa.

Các loại cá như cá tuyết, cá hồi và cá mòi có chứa một lượng lớn kali tốt cho gan. Kali còn có thể được tìm thấy trong các loại rau củ như bông cải xanh, đậu Hà Lan, khoai lang, các loại trái cây như chuối, kiwi, mơ và các thực phẩm lên men như sữa chua.

Ngoài ra, các nghiên cứu ban đầu cho thấy chất betaine có trong mầm lúa mì và tôm có thể giúp bảo vệ gan khỏi các chất béo tích tụ lâu ngày.

6. Hạn chế dùng bia rượu

Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ không nên uống nhiều rượu bia bởi vì điều này có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể uống rượu một vài lần nhưng phải cách nhau một khoảng thời gian dài và không được uống quá nhiều.

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các loại thức ăn trên vào chế độ ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Gan nhiễm mỡ có dễ điều trị dứt triệt để không?
  • Những điều cần biết về chứng gan nhiễm mỡ
  • Mẹ cho con bú có nên uống cà phê?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!