Ăn tết coi chừng ngộ độc thủy hải sản

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Hello Bacsi - Ngộ độc thủy hải sản là tình trạng bạn bị nhiễm các độc tố sinh vật biển. Vậy độc tố sinh vật biển là gì, làm sao để nhận biết ngộ độc.

Ngộ độc thủy hải sản là tình trạng bạn bị nhiễm các độc tố sinh vật biển. Vậy độc tố sinh vật biển là gì, làm sao để nhận biết các dấu hiệu của ngộ độc thủy hải sản và nên làm gì khi bạn bị ngộ độc? Hôm nay, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngộ độc thủy hải sản và cách phòng tránh nhé!

Độc tố sinh vật biển: quen mà lạ

Độc tố sinh vật biển là những chất hóa học tự nhiên có trong một số loài sinh vật biển. Những sinh vật biển này có thể trông rất bình thường, không có vẻ gì nguy hiểm nhưng lại ẩn chứa những chất có độc tính, một số loại có thể gây chết người. Khi người ăn phải những loại sinh vật biển này sẽ xuất hiện tình trạng ngộ độc.

Dấu hiệu ngộ độc thủy hải sản và chữa trị

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh của bạn và thực hiện một số thăm khám cũng như hỏi bạn về các triệu chứng và các loại cá hay sinh vật biển mà bạn đã ăn gần đây. Hầu như ít cần dùng xét nghiệm trong các trường hợp này, cũng không có điều trị đặc hiệu cho ngộ độc thủy hải sản nói chung. Điều trị chủ yếu là giảm thiểu các biến chứng cũng như hỗ trợ cho đến khi các triệu chứng của ngộ độc qua đi. Biến chứng chủ yếu bệnh nhân thường gặp là mất nước do tiêu chảy và nôn ói. Để phòng ngừa mất nước, bạn có thể sử dụng các dung dịch bù nước bằng đường uống (như Oresol). Lượng nước hay dung dịch bù nước mà bạn uống tùy theo lượng nước bạn mất đi do tiêu chảy hay nôn ói. Soda hay nước ép trái cây chứa quá nhiều đường nhưng không đủ các loại điện giải khác mà bạn mất đi do tiêu chảy, do đó, bạn không nên sử dụng 2 loại nước uống này để bù nước.

Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn bình thường của bạn, nó sẽ giúp bạn có đủ dinh dưỡng. Các bác sĩ tin rằng duy trì chế độ ăn như bình thường giúp bạn bình phục tốt hơn. Nhưng tránh ăn quá nhiều đường, chất béo hay những thức ăn cay, hoặc uống rượu, cà phê trong 2 ngày sau khi những triệu chứng ngộ độc đã biến mất bạn nhé.

Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thủy hải sản?

Luôn bảo quản thủy hải sản trong tủ lạnh hoặc bảo quản với đá. Nếu cơ thể bạn có hệ thống miễn dịch yếu, bạn nên cân nhắc về việc ăn các loại thủy hải sản sống, tái.

Để phòng ngừa ngộ độc thủy hải sản:

  • Không nên ăn cá nhồng, đặc biệt là những loại cá có nguồn gốc từ biển Caribbean;
  • Bảo quản lạnh cá ngừ, cá thu, cá mú và cá nục heo cờ, vì nếu những loại cá này bị hư, độc tố của chúng sẽ rất khó bị phân hủy trong quá trình nấu nướng;
  • Không nên ăn cá hoặc các loại sò được bán để làm mồi câu.

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có những dấu hiệu của ngộ độc thủy hải sản để được chữa trị kịp thời nhé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!