Khốn khổ vì tử cung chui ra ngoài âm đạo
Chị Hải năm nay 53 tuổi, đã có 4 con. Sau khi sinh con thứ 4 chị bị mắc căn bệnh 'hiếm gặp' là trong âm đạo có 1 cục gì như khối thịt lòi ra. Đi khám thì bác sĩ bảo là tử cung sa ra ngoài âm đạo.
Bác sĩ yêu cầu can thiệp bằng phẫu thuật nhưng do gia cảnh khó khăn, chị đã trốn viện về nhà và chịu đựng tình trạng như vậy suốt 5 năm trời. Mỗi khi tử cung bị lòi ra, chị lại dùng tay ấn để tử cung trở vào bên trong âm đạo.
Trong suốt thời gian đó, chị Hải phải chịu đựng tình trạng tử cung sa ra ngoài bất kỳ lúc nào, kể cả khi đi tiêu, đi tiểu hay thậm chí chỉ ngồi xổm nó cũng 'chảy' hết ra ngoài.
Ban đầu, chị Hải khắc phục bằng cách dùng tay ấn tử cung trở lại âm đạo. Nhưng càng ngày, tần suất 'cục thịt' đó lòi ra ngoài ngày càng nhiều hơn, cứ ấn vào lại lòi ra, cọ vào quần áo rất khó chịu và đau đớn.
Gần đây, chị bị đau bụng quằn quại, vùng kín ra chất dịch có mùi hôi khó chịu. Không thể chịu đựng được nữa nên chị Hải đành phải đến khoa Sản bệnh viện Quân đội 354 để xin khám và điều trị.
Tại đây, bác sĩ tá hỏa với tình trạng tử cung của chị Hải bị viêm nhiễm, lở loét, bốc mùi nồng nặc.
Bị bác sĩ trách mắng vì để bệnh như vậy trong nhiều năm, chỉ đến muộn chút nữa thì tử cung bị hoại tử, sẽ phải cắt bỏ, chị Hải rớt nước mắt. Giá như hoàn cảnh không khó khăn thì chị cũng không phải chịu đựng đau đớn trong ngần ấy năm.
Rất may, chị được các bác sĩ động viên can thiệp phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh.
Chi phí một phần được gia đình chị chạy chọt vay mượn, 1 phần được một Mạnh Thường Quân do bác sĩ thương hoàn cảnh của chị vận động nên gánh nặng của chị cũng đỡ được phần nào.
Căn bệnh do sinh đẻ nhiều và làm việc nặng
Bác sĩ Phạm Hồng Phong, công tác tại bệnh viện Quân đội 354 cho biết, bệnh sa cơ sinh dục còn được gọi là bệnh sa dạ con. Đó là tình trạng tử cung bị giãn, kéo xuống thấp hơn bình thường, nhiều trường hợp sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Nguyên nhân của bệnh là do người phụ nữ sinh đẻ nhiều khiến độ đàn hồi của tử cung giảm, lại sớm làm việc nặng sau khi đẻ nên tử cung không kịp có thời gian phục hồi.
Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, đẻ nhiều, tỷ lệ phụ nữ nông thông mắc nhiều hơn so với phụ nữ ở thành phố.
Cũng có trường hợp người phụ nữ mang thai con to khiến cho dây chằng ở tử cung quá tải, lúc sinh lại đẻ thường phải gắng sức rặn mạnh khiến cho cơ quan sinh dục bị sa.
Theo các bác sĩ, bệnh sa tử cung ở dạng nhẹ có thể áp dụng bài thuốc xoa bóp ở bụng rất hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)
Để điều trị bệnh này không quá phức tạp.
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ bị kéo giãn, thấp hơn 1 chút so với ban đầu và vẫn nằm trong âm đạo thì người bệnh không cần phẫu thuật, chỉ cần kiên trì luyện tập 1 số bài tập cho vùng xương chậu nâng khả năng đàn hồi của tử cung thì dần sẽ quay lại vị trí ban đầu.
Mức độ 2 là khi tử cung giãn sệ xuống khe hở của âm đạo, mỗi khi rặn hoặc đi vệ sinh, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu được nghỉ ngơi, nó sẽ tự co vào bên trong.
Mức độ 3 là khi tử cung sẽ chảy hết ra ngoài âm đạo và không tự co vào được. Đây là mức nặng nhất luôn kèm theo viêm tấy do bị vi khuẩn tấn công những vết trầy xước.
Ở 2 mức độ này bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật, nếu còn nhu cầu sinh đẻ thì bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ chức năng sinh sản.
Nếu không có nhu cầu sinh đẻ nữa thì cắt bỏ hoàn toàn tử cung để tránh nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!