Sa tử cung: Dấu hiệu và điều trị

Sức khỏe giới tính - 11/24/2024

Quá trình sinh đẻ khiến vùng âm hộ âm đạo giãn rộng và chưa co hồi hoàn toàn, nên có thể nhìn và sờ thấy các cấu trúc bên trong.

Sa tử cung là tình trạng hay gặp ở phụ nữ cao tuổi, vì khi đến tuổi mãn kinh, lượng hoóc-môn của người phụ nữ ngày một giảm, các mô phụ trợ trong ổ bụng mất tính đàn hồi, giảm độ bền. 

Đồng thời, việc sinh nở nhiều lần, lao động, mang vác nặng nhọc sẽ khiến đáy bụng phải co bóp, ổ bụng căng giãn, có khi tổn thương, rách một số bộ phận trong cơ thể. Điều đó trực tiếp làm cho tử cung bị sa hoặc lồi ra ngoài. 

Người bị sa tử cung có cảm giác nặng và tức ở bụng. Người bệnh thường đi tiểu nhiều lần, mắc chứng đái dắt và xuất hiện những phần thịt lồi ở khu vực cơ quan sinh dục. Một số người còn bị đau phần bụng dưới và bộ phận dưới thắt lưng. 

Sa tử cung: Dấu hiệu và điều trị

Ảnh minh họa

Sa tử cung được chia theo ba cấp độ:

Độ 1 (nhẹ nhất): Tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo.

Độ 2 (mức độ vừa phải): Tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.

Độ 3 (mức độ nặng): Toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.

Quá trình sinh đẻ khiến vùng âm hộ âm đạo giãn rộng và chưa co hồi hoàn toàn, nên có thể nhìn và sờ thấy các cấu trúc bên trong mà bình thường không thấy được.

Những phần thịt lồi ra có thể sờ thấy không phải tử cung sa ra ngoài, chị em không nên quá lo lắng. Để chắc chắn, có thể đi khám lại ở chuyên khoa phụ sản để được các bác sĩ kiểm tra cụ thể.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!