Bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh, chỉ cần quên điều nhỏ này sẽ khiến đồ bỏ đi nhanh chóng

Thời sự - 11/24/2024

Việc trữ rau củ quả trong những ngày nghỉ dịch COVID - 19 được nhiều gia đình áp dụng. Thế nhưng bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh chỉ cần quên điều nhỏ này sẽ khiến đồ nhanh hỏng, mất dinh dưỡng.

Trong khi diễn biến dịch COVID – 19 phức tạp, khó lường phải hạn chế ra ngoài thì việc người dân tích trữ đồ ăn trong nhiều ngày đều gặp ở nhiều gia đình. Tủ lạnh ngoài các loại thịt, cá, các loại rau củ quả cũng được tích đầy các ngăn của tủ.

Tuy nhiên, để rau củ quả trữ trong tủ lạnh đảm bảo được độ tươi ngon khi bỏ ra chế biến, những việc làm ngay từ ban đầu trước khi cho vào tủ vô cùng quan trọng. Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa thực sự biết cách để bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh đúng cách. Việc để lẫn lộn đồ trong của tủ lạnh khiến chúng vô tình trở thành môi trường nhiễm khuẩn, có hại cho sức khỏe và làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm nhanh chóng.

Bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh, chỉ cần quên điều nhỏ này sẽ khiến đồ bỏ đi nhanh chóng

Trữ rau trong tủ lạnh sẽ khiến đồ nhanh hỏng khi không biết cách bảo quản. Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, rau củ, trái cây luôn là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người trưởng thành cần đảm bảo 200 gam rau xanh 1 bữa cân đối cùng các nhóm thực phẩm khác mới đảm bảo dinh dưỡng. Trường hợp không đi chợ thường xuyên được, mọi người có thể tích trữ rau, củ, quả vào trong tủ lạnh.

Tuy nhiên rau, củ, quả khi được bảo quản trong ngăn mát chỉ nên để từ 2-3 ngày. Tích trữ quá lâu, vitamin C trong rau bị giảm, biến mất theo thời gian. Các loại rau lá thì để được 3 ngày, rau củ có thể được được 1 tuần và phải bảo quản bằng các túi chuyên dụng có lỗ thông khí và cần đảm bảo sắp xếp trong tủ hợp lý.

Trước khi bảo quản, rau củ mà héo thì chắc chắn không có cách gì giúp chúng tươi được. Bởi vậy khi chọn cần phải rau củ quả còn tươi. Và một điều rất nhỏ muốn cho rau được tươi lâu khi bảo quản trong tủ lạnh là cần phải nhặt sạch rau bỏ lá úa, chia thành khẩu phần rồi cho vào bao gói cẩn thận cho vào ngăn đựng nhưng rất nhiều người quên mà cho thẳng vào tủ.

Các chuyên gia khuyến cáo, một vài tủ lạnh đã được cài đặt sẵn nhiệt độ này cho ngăn rau củ. Nhiệt độ bảo quản rau củ thích hợp là 1 – 4 độ C giúp ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Trên 4 độ C, vi khuẩn hoạt động mạnh, sinh sôi làm cho hoa quả nhanh hư hỏng. Còn dưới nhiệt độ trên thì rau bị đông, khi dùng rã đông sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng khi không còn tươi.

Một số sai lầm mà nhiều người khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh nên thay đổi là:

+ Cho rau quả ướt vào

Nhiều người quen rửa rau rồi bảo quản chúng ở bên trong tủ lạnh. Rửa rau sẽ làm tăng độ ẩm của rau củ đọng nhiều nước nên nhanh hỏng. Chỉ nên rửa trước khi đem ra sơ chế. Nếu rau đã dính nước thì phải rửa sạch và để ráo nước rồi cho vào túi nilon bảo quản. Ăn đến đâu rửa sạch đến đấy trước khi chế biến.

+ Để chung luôn rau củ quả

Trái cây và rau củ cần để ở 2 ngăn riêng biệt. Rau rau gần các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh nhanh héo, thối. Trước khi cho vào tủ lạnh cần tách riêng, gói rau nhẹ nhàng bằng túi chuyên dụng có lỗ khí hoặc xếp vào hộp đựng thực phẩm. Để có tác dụng thấm hút hơi nước, giúp cho rau không bị hư úng, mọi người để ít khăn giấy hoặc miếng bọt biển bên trong. Các loại quả có thể rửa sạch rồi cất vào hộp.

+ Chất nhiều không còn không gian

Rau củ được bảo quản tốt cần phải tạo không gian để khí lạnh di chuyển đều khắp tủ lạnh nên mọi người cần trữ vừa phải. Những hình ảnh của nhiều nhà mới đây chia sẻ trên mạng cho thấy để tầng tầng lớp lớp chồng các túi lên nhau là không đúng.

Để đảm bảo dinh dưỡng của rau củ khi chế biến, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên tắc quan trọng mà các bà nội trợ cần nhớ là với các đồ từ trong tủ lạnh bỏ ra cần chế biến ngay, không nên để lâu ở môi trường ngoài và với rau cũng vậy. Việc một số bà nội trợ bỏ ra một thời gian, không dùng đến lại cho vào tủ lạnh không tốt.

Ngoài ra, mọi người nên nhớ là rửa xong mới cắt rau để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng. Khi luộc rau không đậy kín vung vì trong rau có lượng lớn các axit hữu cơ bao gồm cả những loại có hại. Mở vung khi chế biến sẽ giúp bay hơi và còn giúp cho rau giữ được chất diệp lục, lượng magiê thiết yếu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!