Rau bợ - một loài cây sống hoang dại ở khắp nơi trên đất nước ta. Chúng thường tập trung nhiều ở ao, mương, hồ,...Vì quá quen thuộc, đơn giản nên rất nhiều người không hề biết đến tính năng kỳ diệu của nó trong việc điều trị bệnh. Đặc biệt rau bợ trị tiểu đường rất tốt.
Rau bợ và những điều cần biết
Rau bợ là loại cây thuộc họ cỏ bán sinh thủy, chúng rất giống với cây me đất. Thân và rễ có dạng mảnh, chia thành nhiều mấu nằm ngang trên mặt bùn, đất. Lá rau bợ có 4 tùy chéo dạng hình chữ thập. Rau bợ thường sinh sản chủ yếu vào tháng 5, tháng 6 hằng năm. Người ta biết đến rau bợ như một loại rau có vị ngọt như rau ngót, hơi chua của me và tanh giống loài diếp cá.
Mặc dù rau bợ là loại rau mọc hoang dại nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao và là một loại dược liệu quý. Một số địa phương ở miền Bắc thường hái loài rau này để ăn sống, nấu canh hoặc phơi khô rồi nấu uống giống như uống nước trà. Bởi chúng có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt cơ thể, trị rôm, sẩy, ngứa rát,...
Theo nghiên cứu, trong 100g rau bợ có 4,6% Protid, 1,6% Glucid, 0,7% Cyclolaudenol và Caroten Vitamin C. Vì vậy, chúng có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Rau bợ.
Bài thuốc rau bợ trị tiểu đường
Đối với người bị bệnh tiểu đường, rau bợ quả là thành phần không thể bỏ qua. Bạn có thể dùng loài rau này để giúp lượng đường trong máu trở về mức ổn định mà không cần lo lắng đến độ an toàn cũng như chi phí điều trị.
Bài thuốc rau bợ trị tiểu đường bao gồm các thành phần sau:
Rau bợ: 30g
Thiên hoa phấn: 10g
Hoài sơn: 50g
Với bài thuốc này, bạn dùng rau bợ, thiên hoa phấn sắc thật kỹ, lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo dùng để ăn hằng ngày.
Bài thuốc này có tác dụng trong việc kiện tỳ, lợi vị, ức chế hấp thu đường của tế bào, kích thích tuyến tụy tiết Insulin. Đồng thời, chúng có khả năng làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào. Từ đó, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người bệnh. Đây thực sự là bài thuốc thích hợp cho những người đang điều trị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa đường, ăn uống kém,...
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa.
Bật mí các món ăn, bài thuốc chữa tóc bạc sớm hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc Vidatox 30CH để điều trị ung thư phổi
Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?
Cách điều trị bệnh á sừng, viêm da cực hiệu quả bằng lá trầu không
Chia sẻ câu chuyện nhổ 4 chiếc răng khôn tại bệnh viện Việt Nam – Cuba
Một số bài thuốc điều trị bệnh khác của rau bợ
Ngoài tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, rau bợ còn có rất nhiều công dụng điều trị các loại bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Bài thuốc 1:
Đối tượng áp dụng: Những người hay chảy máu cam, suy tĩnh mạch chi, phiền nhiệt rong kinh, đại, tiểu tiện ra máu.
Thành phần thuốc: Rau bợ (50 – 100g), cỏ nhọ nồi (20g), lá sen non (30g). Tất cả đều sơ chế sạch sẽ rồi mang xào hoặc nấu canh ăn trong vòng 5 – 10 ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt, chống xuất huyết, lương huyết giải thử,...
Bài thuốc 2:
Đối tượng áp dụng: Những người mắc chứng sỏi thận, sỏi bàng quang, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục,...
Thành phần thuốc: Rau bợ (100 – 200g) rửa sạch, giã, ép lấy nước uống liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi tiểu, mạnh bàng quang, cường thận, thông niệu đạo, bài sỏi,...
Bài thuốc 3:
Đối tượng áp dụng: Người bệnh mắc các chứng viêm thận cấp và mạn tính, phù do suy tim, viêm bàng quang,...
Thành phần thuốc: Rau bợ (50g), rau muống (50g). Hai loại nay đều đem sơ chế sạch rồi nấu canh dùng trong vòng 7 – 10 ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm viêm, tiêu phù,...
Rau bợ trị tiểu đường là bài thuốc được ông bà ta ưa chuộng sử dụng từ xưa đến nay. Do đó, bạn có thể an tâm điều trị tiểu đường từ loại rau dân dã này. Tuy nhiên, bạn cũng cần đến bệnh viện để theo dõi, nắm rõ tình hình bệnh để có cách điều trị phù hợp nhất.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!