Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ăn gì để tốt cho bệnh giãn phế quản là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để điều trị bệnh giãn phế quản có hiệu quả ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề ăn gì để tốt cho bệnh giãn phế quản, giúp người bệnh yên tâm hơn trong quá trình điều trị.

Ăn gì để tốt cho bệnh giãn phế quản là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Để điều trị bệnh giãn phế quản có hiệu quả ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới vấn đề ăn gì để tốt cho bệnh giãn phế quản, giúp người bệnh yên tâm hơn trong quá trình điều trị.

Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm. Đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Sự giãn nở này gây khó khăn cho việc đưa những chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp dưới lên trên. Những chất tiết dính này tạo một nơi cư trú lý tưởng cho sự sống và phát triển của nhiều loại vi trùng. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và sự phát triển quá mức vi khuẩn sẽ gây viêm (sưng và kích thích). Nhiễm trùng và viêm sẽ gây hại thêm đường hô hấp và làm giãn phế quản nhiều hơn và làm tình trạng giãn phế quản xấu hơn nữa. Quá trình này đôi khi được gọi là “giả thuyết chu kỳ luẩn quẩn” của bệnh giãn phế quản.

Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Bệnh giãn phế quản là tình trạng phế quản bị biến dạng, các phế quản nhỏ và trung bình bị giãn không phục hồi, kèm theo đó là sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết phế quản. Bệnh giãn phế quản có thể do bẩm sinh hay mắc phải, thường bị bội nhiễm sinh hay mắc phải, thường bị bội nhiễm định kỳ. Giãn phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nam giới thường bị giãn phế quản nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân gây ra giãn phế quản

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do virut (Herpes), vi khuẩn (H.influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, S.pyogens, Staphylococus, vi khuẩn lao hoặc vi nấm). Các loại vi khuẩn và virut này gây viêm long phê quản, gây ứ đọng dịch, do đó gây ho và làm tăng áp lực trong lòng phế quản, hậu quả là làm giãn phế quản nếu để bệnh kéo dài không điều trị.

Đặc biệt là bệnh lao phổi sẽ làm xơ hóa phế quản, tổ chức phổi gây biến dạng phế quản, chit hẹp phế quản làm ứ đọng, cản trở hô hấp, từ đó phế quản bị giãn ra. Đồng thời, khi các chất ứ đọng càng nhiều thì càng kích thích gây ho làm tăng áp lực trong lòng phế quản càng làm giãn phế quản.

Ngoài ra, Polyp phế quản, lao hạch gây chèn ép phế quản hoặc do tiếp xúc hóa chất độc hại lâu ngày, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, nhất là niêm mạc các phế quản gây giãn phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%), thường gặp ở tuổi còn trẻ, phổi có hiện tượng “phổi đa nang” và có thể có các bẩm sinh khác kèm theo.

Làm gì khi bị bệnh giãn phế quản?

Khi phát hiện bị bệnh đường hồ hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh đường hô hấp trên (họng, hầu, răng, miệng....) sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ và súc họng nước muối nhạt. Và quan trọng là cần có một chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện sức khỏe.

Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Vậy ăn gì thì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Giãn phế quản có thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổgiãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng ổ giãn phế quản có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm táo phát, gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, ,ủ mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng. Từ đó làm suy hô hấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim và nguy hiểm hơn là gây nên suy tim. Trẻ em mắc bệnh giãn phế quản sẽ chậm phát triển cả thể chất và tinh thần. Sau đây là một số lời khuyên dành về chế độ ăn uống sinh hoạt cho bênh nhân giãn phế quản.

Những thực phẩm nên ăn

-Thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein nhưng thanh đạm, dễ tiêu hóa, nên chế biến thành các loại soup, cháo dễ ăn. Ví dụ: Gạo, các loại đậu, ý dĩ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà....

- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: các loại hoa quả tươi: lê, quýt, táo, dứa... các loại rau xanh, các loại củ quả: bầu, bí, mướp, ngó sen...

- Trường hợp bệnh nhân giãn phế quản có biểu hiện ho nhiều đờm, có lẫn máu nên ăn nhiều ngó sen, mã thầy, có tác dụng hỗ trợ cầm máu.

- Trường hợp bị bệnh ho nhiều có thể ăn thêm các loại như: hạnh nhân, hạt bí đao, hạt đào có tác dụng nhuận phổi giảm ho, có thể dùng ăn vặt hàng ngày.

- Bệnh nhân giãn phế quản nên uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy trong phế quản.

Thực phẩm cần hạn chế hấp thụ

- Bệnh nhân giãn phế quản không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu... vì những thực phẩm này có tác dụng kích thích niêm mạc họng hây phản ứng ho.

- Không nên ăn các thực phẩm được chế biến dưới dạng chiên, rán, xào có chứa nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm này khó tiêu, cần nhiều oxi hơn, do đó phổi phải làm việc nặng hơn.

- Không nên sử dụng các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia vì chức năng lưu thông không khí của phổi đã kém, cồn trong rượu làm tê liệt trung khu hô hấp, làm tăng tình trạng khó thở, nhiều trường hợp bệnh nhân giãn phế quản sử dụng đồ uống có cồn có thể nguy hiểm tới tính mạng.

- Không nên sử dụng đồ ăn, đồ uống lạnh vì dễ gây kích thích họng, gây viêm họng và ho, làm bệnh trở nên nặng hơn.

- Không hút thuốc lá

Ăn gì tốt cho bệnh giãn phế quản?

Bệnh nhân bị giãn phế quản cần tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, hóa chất. Việc chữa bệnh giãn phế quảnrất khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn tổn thương mà dùng phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc điều trị sớm, đúng cách để phát huy được hiệu quả chữa bệnh.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!