Tại phòng khám da liễu Lâm Kỳ Bân, thành phố Tân Trúc, Đài loan tiếp nhận một trường hợp là bé 1 tuổi, xuất hiện nhiều mụn nước đóng vảy ở chân.
Bác sĩ Trần Hậu Nghị cho biết: 'Đây là trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhỏ, bởi bệnh nhi mắc bệnh Zona (còn gọi là giời leo). Trước đó, bệnh nhi từng tiêm chủng vaccine thủy đậu, và người nhà cho biết bệnh nhi chưa từng mắc bệnh thủy đậu.
Tuy nhiên, dạo gần đây bệnh nhi xuất hiện mẩn đỏ là các mụn nước ở chân. Bệnh Zona có thể lây truyền qua các giọt bắn, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý và phòng tránh bệnh cho trẻ'.
Bệnh Zona và bệnh thủy đậu có liên quan như thế nào?
Bệnh Zona do virus Varicella Zoster – cùng chủng loại với virus gây bệnh thủy đậu gây nên. Loại virus này tiềm ẩn trong cơ thể con người sau khi gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi điều trị bệnh thủy đậu thành công, chúng không được tiêu diệt tận gốc mà ẩn mình tại các mô thần kinh của con người trong thời gian dài. Chúng chờ đợi thời cơ khi có tác nhân và điều kiện thuận lợi sẽ kích hoạt trở lại gây bệnh Zona thần kinh cho con người.
Bệnh Zona có thường xuất hiện ở trẻ nhỏ?
Bác sĩ Trần Hậu Nghị giải thích: 'Bệnh Zona chỉ xảy ra ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đó. Bệnh do virus Varicella Zoster 'nằm ngủ' trong hệ thần kinh gây ra.
Trẻ nhỏ hiếm khi mắc bệnh Zona và chỉ chiếm 1% trong số các ca mắc bệnh. Đa số bệnh Zona thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu'.
Tại sao nhiều người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, có thể mắc bệnh Zona?
Nhiều người nghĩ rằng mình chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Thực tế, mức độ nghiêm trọng của bệnh thủy đậu tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Có người mắc bệnh nặng, có trường hợp mắc bệnh nhẹ, chẳng hạn như những nốt mẩn nhỏ, và vì không đến bệnh viện khám nên họ không biết là mình từng mắc bệnh thủy đậu.
Nếu sau đó, người bệnh tiến hành xét nghiệm máu và phát hiện cơ thể có kháng thể thủy đậu, lúc đó họ mới biết là mình từng mắc bệnh thủy đậu.
Trẻ mắc bệnh Zona liệu có gặp nguy hiểm?
Bác sĩ Trần Hậu Nghị giải đáp: 'Trẻ mắc bệnh Zona không đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cần lưu ý hai điều, nếu trẻ cảm thấy ngứa ngáy tại vết mẩn đỏ, bố mẹ cần tránh để trẻ gãi trầy xước vết thương. Bởi vi khuẩn lây lan sẽ khiến làn da của trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.
Nếu bệnh Zona xuất hiện các mụn nước gần mắt của trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại khoa mắt, sử dụng thuốc điều trị để giảm thiểu ảnh hưởng đến mắt của trẻ'.
Khi trẻ mắc bệnh Zona, các bậc phụ huynh cần làm gì?
Phương pháp điều trị khi trẻ mắc bệnh Zona không có sự khác biệt so với người lớn. Các bậc phụ huynh không nên bỏ lỡ khoảng 'thời gian vàng' là 72 giờ đầu khi trẻ xuất hiện mụn nước. Trẻ được điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục càng tốt.
Theo Topick
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!