Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bé trai 12 tuổi nhà ở Gia Lai, nhập viện sau 10 ngày bị đau ở tinh hoàn. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định tinh hoàn bên phải đã hoại tử phải cắt bỏ. Nguyên nhân do cuống tinh hoàn bị xoắn làm tắc đường máu nuôi.
Người mẹ cho biết, bé than đau, tuy nhiên gia đình nghĩ chắc bị chơi đùa va chạm nên chỉ theo dõi. Đến khi bé than đau dữ dội, mở ra kiểm tra, phụ huynh thấy một bên tinh hoàn đã có dấu hiệu thâm tím. Theo các bác sĩ, đây không phải là trường hợp đầu tiên phải cắt bỏ tinh hoàn do phụ huynh chủ quan hoặc không rõ sự nguy hiểm của bệnh.
Trước đó, một thiếu niên ở Long An bỗng dưng thấy đau ở tinh hoàn, tự mua thuốc uống 5 ngày sau bệnh vẫn không khỏi, đến Bệnh viện Bình Dân khám, cậu học trò lớp 8 được bác sĩ xác định một "viên bi" đã hoại tử vì chứng xoắn tinh hoàn.
Cũng tại bệnh viện Bình Dân, các báo cáo cho thấy mỗi năm có đến hàng chục trường hợp bỗng dưng đau thốn nhưng ngại không đi khám, đến khi nhập viện thì đã muộn. May mắn là phần lớn trường hợp chỉ bị xoắn một bên.
Theo bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học của bệnh viện, xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, tuổi thiếu niên và cả người trưởng thành, thấy nhiều hơn ở tuổi dậy thì (khoảng 65% ở độ tuổi 12-18).
Bệnh do tinh hoàn tự xoay quanh trục treo (thừng tinh) làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn. Biểu hiện ban đầu của bệnh là bất ngờ đau tinh hoàn, thường xảy ra một bên, sau đó sưng. Nhiều bệnh nhân còn kèm theo chứng khó chịu, buồn nôn.
Trẻ sơ sinh tinh hoàn không đều có đáng lo?
Đau tinh hoàn khám ở đâu tại TP. Hồ Chí Minh?
Bệnh ung thư tinh hoàn có thể chết hay không?
Tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già
Dấu hiệu vết thương bị hoại tử
Hiện y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân của bệnh xoắn tinh hoàn. Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh là sự chuyển đổi nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Chưa có bằng chứng cho thấy vận động quá mức như chạy nhảy là nguyên nhân khiến xoắn tinh hoàn.
Theo bác sĩ Dũng, nguy hiểm nhất là việc phát hiện và điều trị muộn. "Thời gian điều trị thành công là sau 6 giờ phát bệnh. Sau nửa ngày, khả năng chữa lành chỉ còn 75%, sau một ngày tỷ lệ thành công chỉ còn 20% và chậm hơn nữa thì thường phải tháo bỏ tinh hoàn", bác sĩ Dũng cho biết.
Từ những đặc điểm của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa Nam học khuyên phụ huynh và nam giới trong độ tuổi dậy thì phải đặc biệt chú ý, khi có dấu hiệu đau tinh hoàn phải đến bệnh viện khám ngay.
Theo Vnexpress
>>>Xem thêm:Xoắn tinh hoàn ở nam giới và cơ sở điều trị uy tín
>>>Xem thêm:Bệnh quai bị làm đau và teo tinh hoàn ở nam giới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!