Trong số các bệnh xã hội phổ biến hiện nay, giang mai là được xếp vào top bệnh lý nguy hiểm bởi nó chỉ đứng sau HIV/AIDS. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, mà còn có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh giang mai và những điều bạn cần biết
Giang mai là bệnh do một loại xoắn khuẩn mang tên Treponema pallidum gây nên. Loại xoắn quẩy này chủ yếu lây qua quan hệ tình dục, và có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa kịp thời.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc giang mai đang có xu hướng tăng ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là minh chứng cho việc quan hệ tình dục bừa bãi, sự gia tăng của các tệ nạn như: Gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm, đồng tính nam hay không sử dụng bao su khi quan hệ...
Xoắn khuẩn giang mai.
Vậy bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
Do thiếu hiểu biết nên nhiều người nghĩ rằng giang mai chỉ lây bệnh khi quan hệ tình dục qua âm đạo không an toàn với đối tác mang bệnh, mà không hề hay biết rằng bệnh giang mai còn có thể lây truyền qua các con đường khác như:
Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu người mẹ bị giang mai, thì xoắn khuẩn có thể đi qua nhau thai vào thai nhi, gây nên bệnh giang mai bẩm sinh ở bé. Sự lây truyền này chủ yếu xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu.
Lây truyền qua đường máu
Bất kì hình thức nào liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu...đều có thể làm cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho đối tác, nếu người bị giang mai không hề biết mình đang mắc bệnh.
Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp
Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua những cái ôm, hôn...Hoặc đơn giản chỉ là việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: Quần áo, khăn mặt, dao cạo râu, bàn chải đánh răng...mà có chứa dịch hoặc máu mủ của người bệnh đều có khả năng mắc giang mai. Nguy cơ mắc bệnh thông qua tiếp xúc gián tiếp tập trung cao ở những người sống trong cùng một gia đình với người bệnh.
Do vậy, đáp án của câu hỏi bệnh giang mai có lây qua đường miệng không? câu trả lời chắn chắn là có, dù cho trong trường hợp bạn đã sử bao cao su nhưng khi quan hệ bằng đường miệng (hay oral sex) thì vẫn có thể bị lây giang mai nếu như bạn gặp các vấn đề về răng miệng như: Bị trầy xước, lở loét ở miệng, cháy máu răng...đây chính là những cơ hội để xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết xước ở miệng khi tiếp xúc trực tiếp với đối tác bị bệnh.
Giang mai có thể lây qua đường miệng nếu người bình thường quan hệ bằng miệng với người đang nhiễm bệnh.
Những con đường khiến lây lan bệnh sùi mào gà nhanh nhất
Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?
Các đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà
Những ảnh hưởng của viêm gan C mà mẹ mang thai cần biết
Hôn nhau có lây bệnh qua đường nước bọt?
Biểu hiện của bệnh giang mai ở miệng là như thế nào?
Đầu tiên là xuất hiện những vết loét hay còn gọi là “săng” giang mai, sau khi quan hệ tình dục với người mắc giang mai( thường 10-90 ngày). Săng giống như cái mụn, có nốt loét nhẵn nhụi, xuất hiện ở vùng sinh dục, đôi khi ở miệng, môi, ngón tay hoặc ở hậu môn. Vết loét thường không đau, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó mất đi, nhưng bệnh vẫn tiếp tục lây lan ra toàn thân.Và khi đã lan ra toàn thân người bệnh sẽ cảm giác: Đau bụng, sốt nhẹ, loét ở miệng, sưng khớp... Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mắc.
Từ những thông tin mà Lily & WeCarecung cấp ở trên, chắc các bạn đã hiểu được bệnh giang mai không chỉ lây qua đường tình dục mà còn có thể lây từ mẹ sang con, qua đường miệng hoặc chỉ là dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng từ đây bản thân mỗi người sẽ ý thức được mức độ nguy hiểm của giang mai và có biện pháp phòng tránh tốt nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!