Bệnh Listeriosis là gì và cách phòng tránh Listeriosis thai kì

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Khi mang thai người phụ nữ luôn phải chăm sóc và bảo vệ bản thân cũng như con yêu của mình. Có khá nhiều chị em khi mang bầu được hỏi về Listeriosis là gì? và cách phòng tránh Listeriosis thai kì như thế nào đều không biết, thậm chí còn chưa từng nghe qua. Ngày hôm nay, Lily & WeCare sẽ cùng chị em tìm hiểu về Listeriosis là gì và cách phòng tránh Listeriosis thai kì.

Khi mang thai người phụ nữ luôn phải chăm sóc và bảo vệ bản thân cũng như con yêu của mình. Có khá nhiều chị em khi mang bầu được hỏi về Listeriosis là gì? và cách phòng tránh Listeriosis thai kì như thế nào đều không biết, thậm chí còn chưa từng nghe qua. Ngày hôm nay, Lily & WeCare sẽ cùng chị em tìm hiểu về Listeriosis là gì và cách phòng tránh Listeriosis thai kì.

Listeriosis là gì?

Nó là một loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường - listeria monocytogensvi. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường thực phẩm, nước máy, các thức uống khác. Listeriosis gây hại cho sức khỏe của bà bầu, đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con thậm chí dẫn tới sảy thai, thai chết lưu.

Nguyên nhân nào gây bệnh Listeriosis?

Bệnh Listeriosis là do sự xâm nhập của một loại vi khuẩn vào cơ thể thông qua đường thức ăn ôi thiu và các đồ uống. Vì thế nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ việc nhiễm vi khuẩn từ những thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm từ thịt, nguyên liệu nấu nướng chưa được nấu chín, thức ăn thừa được ăn đi ăn lại nhiều lần, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng, các loại đồ uống lạnh

Bệnh Listeriosis là gì và cách phòng tránh Listeriosis thai kì

Những dấu hiệu và triệu chứng nào cho biết bệnh Listeriosis?

Các triệu chứng giống như bệnh cúm cũng là biểu hiện của bệnh Listeria cũng có một số triệu chứng giống như cảm cúm; sốt, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa. Nhiễm trùng có thể lan đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như: mất cân bằng, đau đầu, cứng cổ, lẫn lộn, co giật.

Những dấu hiệu của bệnh Listeriosis cũng giống rất nhiều bệnh khác. Vì thế người bệnh thường chủ quan dẫn tới bệnh nghiêm trọng thêm. Khi bạn có những biểu hiện trên để tránh băn khoăn hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất.

Listeriosis có ảnh hưởng tới bà bầu không?

Khi mang thai sức khỏe bà bầu là quan trọng nhất. Vi khuẩn Listeriosis ảnh hưởng tới bà bầu và em bé trước và sau khi sinh. Nó sẽ di chuyển qua nhau xâm nhập vào thai nhi và có thể dẫn tới sảy thai, sinh non thậm chí là tử vong ngay sau khi sinh non.

Nhiều bé được sinh trong trường hợp mẹ bị nhiễm Listeriosis, em bé được sinh ra sẽ ảnh hưởng tới viêm màng não, nhiễm trùng mắt, vàng da, viêm phổi.

Khi mang thai bà bầu nên kiêng những thực phẩm nào?

Vì vi khuẩn Listeriosis xâm nhập thông qua đường thức ăn nên mẹ bầu cần quan tâm tới chế độ ăn uống của mình một cách khoa học và hợp lý. Để tránh Listeriosis mẹ bầu nói “ không” với những loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn Listeria mionocytogene. Đó là các loại sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, xúc xích, thịt bò nướng, thịt nguội, lạp xườn, pate, đồ thủy sản hun khói (nhất là đồ được giữ trong ngăn đá), pho mát mềm, sữa chua chưa tiệt trùng và sushi.

Bệnh Listeriosis là gì và cách phòng tránh Listeriosis thai kì

Cách phòng tránh Listeriosis như thế nào thì tốt?

Việc phòng tránh Listeriosis ngoài việc hạn chế, thận trọng với đồ ăn thức uống, mẹ bầu nên xem các biện pháp dưới đây:

Rửa tay sạch sẽ

Vi khuẩn có thể xâm nhập từ chính đôi bàn tay của bạn. Vì thế mẹ bầu nên rửa tay sạch sẽ để vi khuẩn không thể xâm nhập thông qua bàn tay. Vệ sinh chân tay trước, sau ăn, sau khi đi vệ sinh...

Chuẩn bị thực phẩm

Mẹ bầu cần rửa tay sạch sẽ vì tay sẽ tác động trực tiếp lên thực phẩm trong quá trình chế biến, nấu ăn. Rửa thịt, rau, củ quả trực tiếp dưới máy nước đang chảy. Mẹ bầu nên dùng thớt riêng để thái, cắt các loại thực phẩm chín và thực phẩm sống. Luôn dùng thực phẩm tươi, chưa hết hạn, kể cả khi không ngửi thấy mùi hôi của chúng.

Lưu trữ thực phẩm

Để thực phẩm không bị ô nhiễm cần cẩn trọng khi lưu trữ thức ăn. Ví dụ thực phẩm tươi sống, các loại rau và trái cây tươi. Sau khi mua thực phẩm, bạn nên chế biến ngay, không để quá lâu tránh bị nhiễm khuẩn.

Dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ

Trước và sau khi nấu ăn trong nhà bếp, bạn nên dọn dẹp thật sạch tránh vi khuẩn làm ổ, sinh sôi trong nhà bếp.

Bảo quản thực phẩm

Thực phẩm thừa cần được cất đúng cách, cất riêng vào hộp nhựa và đậy nắp. Trước khi ăn nên hâm nóng và ăn ngay sau đó

Các bạn biết không Listeriosis rất nguy hiểm với bà bầu, thai nhi và những người có hệ miễn dịch kém. Vì vậy việc phòng tránh Listeriosis phải đúng cách. Có khá nhiều trường hợp bà bầu do chưa hiểu biết rõ về loại vi khuẩn Listeriosis này.

Với những chia sẻ trênLily & WeCarechúc bà bầu có thêm nhiều thông tin về Listeriosis để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Phòng tránh Listeriosis để bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ sinh non, sảy thai...

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Phòng tránh thai nhi nhiễm Listeriosis từ trong bụng mẹ
  • Nhiễm khuẩn Listeriosis thai kỳ có lây sang thai nhi không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!