Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là một loại bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Tuy căn bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự điều trị khỏi, nhưng nó sẽ làm cho trẻ nhỏ cảm thấy rất khó chịu, dễ quấy và thậm chí có nhiều diễn biến có thể để lại các biến chứng khác nhau cho trẻ. Để cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về bệnhviêm phế quản ở trẻ nhỏ, bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến loại bệnh này.
1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm phế quảnlà bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh thường gặp khi niêm mạc phế quản của phổi ở trẻ nhỏ bị viêm nhiễm. Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới, hoặc cuống phổi bị viêm nhiễm, có hiện tượng sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến phần nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản sẽ làm cho trẻ ho nhiều, nếu không được điều trị kip thời và trẻ ho quá lâu thì sẽ dẫn đến viêm nhiễm có thể lan xuống phần nhu phổi gây ra viêm phổi.
Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện cùng hoặc ngay sau khi trẻ bị sởi, cúm, ho gà ... hay một số loại bệnh nhiễm khuẩn khác.
Tiếp xúc với khói thuốc lá trẻ dễ mắc viêm phế quản.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ đều bắt nguồn từ nhiễm virus hoặc do nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Hầu hết các trường hợp đều là do các virus cảm cúm gây ra. Hơn thế nữa, sau khi trẻ mắc một số chứng bệnh viêm tai - mũi - họng như: ho, sổ mũi, viêm xoang hay cảm lạnh thì những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động. Nếu cho trẻ sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc do sức khỏe của trẻ yếu, sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, thì virus có thể gây ảnh hưởng đến cuống khổi của trẻ. Lúc này, khí quản của trẻ sẽ có hiện tượng sưng phồng, có màu đỏ và dịch nhầy trong phổi. Chính vì đường thở của trẻ bị viêm và mắc dịch như vậy mà dẫn đến việc trẻ ho nhiều và khó thở.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em cũng chính là hệ quả của việc trẻ thường xuyên phải hít các loại bụi bận, khói thuốc lá và xăng xe, hay một số hơi độc khác. Nếu để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm kéo dài thì bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính.
Ngoài ra, nếu để trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hoặc đứng trước máy lạnh sai cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản ở trẻ
3. Những triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt để có thể dễ dàng nhận biết. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà các mẹ nên để ý là khi trẻ khóc vì khó thở, trẻ có biểu hiện chán ăn, nôn ói,... thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản. Bởi viêm phế quản là khi đường thở của trẻ bị viêm và tiết dịch nhầy sẽ làm cho trẻ có những dấu hiệu như khó thở và ho nhiều. Ngoài ra, các mẹ cần phải chú ý nếu trẻ có những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì rất có khả năng trẻ đã mắc viêm phế quản.
Khi cơn ho của trẻ kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát ở cổ họng và có đờm. Khi ấy, đờm thường có màu xanh, xám, hoặc màu xanh hơi vàng. Thêm vào đó, trẻ cũng có những dấu hiệu đi kèm theo như mệt mỏi, đau ngực hoặc sốt nhẹ.
4. Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
– Khi mang thai, mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân và thai nghi ngay từ khi còn trong bụng mẹ để tránh trường hợp trẻ sinh non sẽ có sức đề kháng yếu dẫn đến dễ nhiễm bệnh sau này.
– Các mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu và chỉ cai sữa ít nhất 18 tháng sau khi sinh để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ phòng bệnh viêm phế quản và các loại bệnh khác.
– Nên chủ động giữ ấm cho trẻ, thường xuyên đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài đường để bảo vệ trẻ trước những thay đổi thời tiết và ô nhiễm môi trường. Vì đó chính là những tác nhân có thể gây ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
– Cha mẹ nên giữ gìn môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, hạn chế các khói bụi từ thuốc lá và môi trường bên ngoài.
– Nên chủ động phòng tránh và cách ly trẻ nhỏ với những người bị bệnh liên quan đến đường hô hấp và các loại bệnh lây nhiễm virus.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!