Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị bàng quang trước và sau khi điều trị rất quan trọng. Nhiều người không biết bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây.
Sỏi bàng quang là gì?
Bàng quang được cấu tạo từ các cơ trơn và nằm ở vùng hạ vị. Nó có tính đàn hồi và có hệ thống thần kinh điều khiển việc thải nước tiểu ra ngoài. Người bị sỏi bàng quang là do ứ đọng nước tiểu quá nhiều trong bàng quang.
Sỏi bàng quang có 2 loại: sỏi từ hệ tiết niệu rơi xuống, sỏi sinh ra từ bàng quang bởi các dị vật, đầu ống thông nước tiểu, túi thừa bàng quang hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu.
Sỏi bàng quang là do chất canxi và amoni - magiê - photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin gây ra. Nhưng sỏi bàng quang thường được bao bọc bởi một lớp nhân tơ huyết - bạch cầu. Sỏi bàng quang không hạn chế số lượng, có khi sỏi bàng quang chỉ có 1 viên nhưng cũng có thể là nhiều viên.
Nguyên nhân dẫn tới sỏi bàng quang
Sỏi được hình thành có thể là do ngay tại bàng quang (viêm nhiễm, thần kinh bàng quang, túi thừa bàng quang...), có thể do rối loạn chuyển hóa, hoặc do cản trở lưu thông nước tiểu ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến...).
Sỏi bàng quang do từ thận, từ niệu quản rơi xuống. Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể do những hoạt động như nong niệu đạo, thăm dò bàng quang mà hình thành nên.
Những người bị sỏi bàng quang thường rơi vào độ tuổi từ 50 trở lên.Ở các nước đang phát triển, trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang do thiếu chất.
Biểu hiện của sỏi bàng quang như thế nào?
- Đi đái nhắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại và vận động nhiều.
- Nước tiểu có màu đục ( nhiễm khuẩn)
- Đái máu
- Đau bụng dưới, tiểu khó
Các biến chứng của sỏi bàng quang có những đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như: u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang, lao bàng quang, ung thư bàng quang. Vì thế, bạn nên đi khám bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường.
Biến chứng sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Khi bạn bị bệnh nhưng không phát hiện và điều trị kịp thời, sỏi bàng quang sẽ dẫn tới tổn thương niêm mạc bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục và do sự co bóp liên tục của thành bàng quang làm cho viên sỏi sát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm. Nếu không điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ mắc viêm bàng quang mạn tính, teo bàng quang hoặc rò bàng quang. Ngoài ra, sỏi bàng quang còn làm cho thận bị viêm, suy thận...
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
Hoa quả, rau củ tốt cho người bị sỏi bàng quang
Rau củ đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sỏi bàng quang nói riêng, các loại bệnh nói chung. Thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái.
Người bị sỏi bàng quang nên tránh những rau củ chứa nhiều vitamin C : cam, chanh,..vì nó chứa nhiều vitamin không tốt cho người bị bệnh.
Uống nhiều nước
Uống nước giúp bạn đào thải nhiều chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đồng thời, nước giúp da bạn trở nên sáng mịn hơn. Đối với bị sỏi bàng quang, các chất cặn bã tích tụ làm bàng quang có nguy cơ bị sỏi.
Người bị sỏi bàng quang nên kiêng gì?
Hạn chế đồ ăn chứa oxalat
Oxalat và canxi có trong thận có thể dẫn tới sự hình thành và phát triển ngoài mong muốn của sỏi bàng quang. Những thực phẩm chứa nhiều oxalat như: khoai lang, rau cải, quýt, nho, nước trà. Hạn chế sử dụng những thực phẩm trên, bạn đã hạn chế nguy cơ bị sỏi bàng quang.
Ăn ít muối
Muối có vị mặn là nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang. Đối với người bị bệnh, không nên ăn mặn để tránh bệnh nặng thêm, khó chữa hơn.
Ăn ít đường
Nếu ăn quá nhiều đường sẽ làm cơ thể phát sinh lượng chất oxalat trong cơ thể. Không nên cho quá nhiều đường vào đồ ăn để tránh nguy cơ bị sỏi bàng quang.
Chế độ ăn cho người bị bệnh gút bạn không được quên
Cứ ăn những thứ này thì bạn khó có được chiều cao lý tưởng
Trả lời giúp mẹ câu hỏi trẻ ăn dặm có nên ăn muối không?
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Triệu chứng sỏi bàng quang
Hạn chế protein động vật
Protein là chất cần thiết để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh, nhưng cần hạn chế mức tối đa lượng chất này sẽ tốt cho người bị sỏi bàng quang. Người bị bệnh sẽ nặng hơn nếu cung cấp quá nhiều lượng đường trong cơ thể.
Bị sỏi bàng quang, bạn nên uống nhiều nước và bổ sung hoa quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, người bị sỏi bàng quang nên hạn chế ăn muối, đường, protein động vật, oxalat để điều trị bệnh nhanh hơn. Khi có biểu hiện mắc bệnh, hãy tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.
Xem thêm:
- Biểu hiện và biến chứng của sỏi thận rơi xuống bàng quang
- Người bị viêm bàng quang nên kiêng ăn những thực phẩm nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!