Với đặc điểm thương tổn không đối xứng, giới hạn rõ, ngoài mụn nước còn có sự liên quan đến các ổ nhiễm trùng kề cận như: chốc, nhọt, chốc mép, hoặc các nhiễm khuẩn nội tạng như viêm tai xương chũm, viêm xoang…
Để điều trị bệnh chàm vi trùng, BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Sở Y tế Hà Nội cho biết:
'1. Nguyên tắc
- Tích cực tìm ra các nguyên nhân gây bệnh chàm để tránh.
- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.
- Chú ý chế độ ăn: ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng ăn tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống…
- Không cọ, gãi, xát xà phòng, chích mụn nước, hoặc bôi đắp lung tung.
2. Dùng thuốc: tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.
Tại chỗ:
- Giai đoạn cấp: vệ sinh tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1%, dung dịch Jarish, dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết: Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25-2%.
- Giai đoạn bán cấp: dùng dạng kem như kem Corticoid (Eumovate, Beproson…), kem kháng sinh, kem corticoid phối hợp với kháng sinh, hồ nước.
- Giai đoạn mạn: mỡ corticoid (Dermovate, Uniderm…), mỡ salicylé …
Thuốc toàn thân: Kháng histamin: chlopheniramin, phenergan, loratadine… Kháng sinh để điều trị các ổ nhiễm trùng trong cơ thể và phòng bội nhiễm'.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!