Thương tổn chủ yếu là thoái hóa các đốt sống cổ hoặc do các sang chấn cấp tính hay mạn tính có thể làm cho đĩa đệm các đốt sống, các dây chằng, các bao khớp phía sau bị hư hại và gây nên hội chứng này.
Nếu do thoái hóa của các đĩa đệm, nước trong các đốt sống bị hấp thu dần và đĩa đệm trở nên mỏng hơn làm cho khoảng cách giữa 2 đốt sống bị hẹp lại, các dây chằng, bao khớp bị nhão ra. Điều này làm cho cột sống bị mất ổn định, chuyển động của cột sống bị mở rộng dẫn đến sự tăng của xương, sự hóa vôi của các dây chằng, ép và kích thích các dây thần kinh cổ, tủy sống cổ, các mạch máu gây ra tình trạng viêm cột sống cổ.
Viêm cột sống cổ biểu hiện từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng: Đau cổ, đau vai, cứng cổ (đặc biệt khi ngủ dậy), đau cổ khi vận động, đau lan tỏa từ cổ ra 2 cánh tay hoặc cả 2 bên lưng hoặc đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tê buốt bàn tay…
Về điều trị viêm cột sống cổ: BS. Nguyễn Thị Minh Huệ - Sở Y tế Hà Nội cho biết:
Có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc thay đổi cách sống hoặc kết hợp cả hai. Điều trị nội khoa hay sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc dãn cơ, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt…
Thay đổi cách sống: sử dụng các dụng cụ hỗ trợ phù hợp và các kỹ thuật trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cùng với tập luyện vùng cổ thường xuyên.
Nếu điều trị nội khoa thông thường (dùng thuốc giảm đau chống viêm) trong thời gian dài thì thuốc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (có thể viêm loét dạ dày tá tràng). Nên hạn chế dùng thuốc (chỉ sử dụng khi quá đau không chịu đựng được) còn chủ yếu là tập luyện thể thao, châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý trị liệu.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!