Cà tím - món ăn từ lâu đã đi vào mỗi bữa cơm gia đình người Việt. Bạn có thể chưa biết rõ về những hoạt chất, chất dinh dưỡng có trong cà tím? Bạn đang mang thai mà không biết món ăn này có tác dụng tối đến sức khỏe và thai nhi hay không? Các chuyên gia đã chứng minh rằng cà tím - món ăn không thể bỏ qua của mẹ bầu.
Khi mang thai, việc mẹ bầu ăn gì luôn được người thân chú trọng, quan tâm. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu ăn cà tím không tốt cho thai nhi, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng ăn cà tím tốt cho mẹ bầu. Vậy, thực hư như thế nào?
Thực tế cà tím là một loại thực phẩm rất giàu axit folic cần thiết đối với phụ nữ mang thai nhưng cũng tiềm ẩn khả năng gây một số dị ứng và một số tác hại khác. Vậy mẹ bầu nên ăn cà tím như thế nào?
Các hoạt chất có trong cà tím
Cà tím chứa hợp chất trigonellin, cholin, beta-amino-4-ethylglyoxalin, vỏ quả màu tím nhiều sắc tố thuộc nhóm anthocyanidin. Thịt quả cà tím còn chứa nhiều protid, cellulose, chất béo, đường, đặc biệt nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, PP, nhiều các nguyên tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, K, Mg, Mn.
Cà tím - món ăn không thể bỏ qua cho mẹ bầu
Cà tím được đánh giá hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu, tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho bà bầu nhờ nhóm statins, giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường ,...song chuyên gia cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins.
Theo y học cổ truyền, cà tím có tính lạnh, vị ngọt, không độc, có công dụng điều hoà thân nhiệt, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng, bổ ngũ tạng hư tổn. Thường được dùng chữa tiểu buốt, phụ nữ rong huyết, chữa chứng sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi gặp trời lạnh giá, tác dụng tốt với bệnh đau răng, viêm lợi...
Trong cà tím có chứa nhiều acid folic, các chất kali rất dồi dào, giúp bạn ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá trong các tế bào trong cơ thể.
Đối với phụ nữ mang thai, điều này lại càng quan trọng, bởi, acid folic có tác dụng ngừa dị tật bẩm sinh ở não cho thai nhi đồng thời giảm thiểu hàm lượng homocysteine trong máu (homocysteine là một loại acid amin, nếu chúng tồn tại quá cao sẽ gây nên hiện tượng cao huyết áp hoặc các chứng bệnh tim mạch).
Ngoài ra, cà tím còn đặc biệt rất tốt cho những mẹ bầu mắc tiểu đường bởi trong cà tím chứa lượng chất xơ cao, chỉ số glycemic thấp (những loại rau xanh có chứa glycemic thấp đều có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa).
Gợi ý thực đơn cho bà bầu trong tuần đầu tiên của thai kỳ
Bà bầu ăn như thế nào để thai khoẻ mạnh?
Củ cải đỏ – thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đã biết uống sữa đúng cách để tốt cho con?
Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì là tốt nhất?
Bà bầu ăn cà tím cần lưu ý những gì?
Các nghiên cứu cho thấy trong cà tím có chất solanine, chất này có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có công dụng kích thích mạnh mẽ lên đường hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế số ít trường hợp có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Cách tốt nhất để mẹ bầu phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn. Không nên ăn cà tím quá nhiều.
Vì cà tím là thực phẩm có tính hàn, nên nếu bạn ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây tiêu chảy. Vì vậy, những mẹ bầu đang gặp vấn đề ở dạ dày thì đặc biệt không nên ăn cà tím.
Đối với mẹ bầu mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím có chứa lượng oxalate cao, đây vốn là một loại acid có trong thực vật mà nếu bạn ăn quá nhiều thì có nguy cơ gây sỏi thận.
Cà tím tiềm ẩn hoạt chất gây dị ứng và bộc phát ở một số mẹ bầu người quá mẫn cảm. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý biểu hiện bất thường khi ăn cà tím.
Chúc mẹ bầu khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!