Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta đã quen với việc sử dụng các loại hạt trong những bữa ăn khác nhau, từ 3 bữa chính cho đến bữa phụ, bữa lót... Chúng có thể là hạt điều, hạt bí, hướng dương để ăn chơi, hạt lạc dùng trong các bữa cơm gia đình hoặc hạt óc chó ăn để bồi bổ cơ thể.
Tuy nhiên, các loại hạt cũng có những điều lưu riêng khi ăn, không phải cứ ăn tùy hứng. Dưới đây là 6 điều cấm kị khi ăn 6 loại hạt khác nhau, nếu phải phải sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
1. Hạt óc chó
Được gọi là 'vua' của chất chống oxy hóa, hạt óc chó có chứa nhiều chất arginine, axit oleic và chất chống oxy hóa có thể bảo vệ hệ thống tim mạch và ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ và bệnh Alzheimertuty rất hiệu quả.
Tuy nhiên, tốt nhất bạn chỉ nên ăn hạt óc chó 2-3 lần/tuần, đặc biệt là đối với phụ nữ trung niên, cao tuổi và phụ nữ mãn kinh. Điều này là bởi việc ăn quá nhiều hạt óc chó có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Ngoài ra, một số người thích bóc lớp vỏ nâu mỏng trên bề mặt của hạt óc chó, điều này sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng, vì vậy không nên bóc lớp vỏ này.
2. Hạt dẻ
Vì hạt dẻ rất giàu chất xơ mềm nên bệnh nhân tiểu đường cũng có thể ăn được với lượng vừa phải. Nó cũng có tác dụng bổ trợ điều trị chứng thận yếu nên còn được gọi là 'quả bổ thận'.
Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa, không nên ăn nhiều một lúc. Tốt nhất bạn nên coi hạt dẻ như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hoặc ăn trong bữa chính chứ không nên ăn một lượng lớn sau bữa ăn, để tránh nạp quá nhiều calo, không có lợi cho việc duy trì cân nặng.
Hạt dẻ tươi rất dễ bị mốc, hư hỏng, ăn hạt dẻ bị mốc có thể gây ngộ độc, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
3. Hạt dẻ cười
Hạt dẻ cười chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đơn nên nó không dễ bị ôi thiu như các loại hạt khác, có thể làm giảm hàm lượng cholesterol, giảm nguy cơ bị bệnh tim.
Tuy nhiên, hạt dẻ cười được bảo quản quá lâu sẽ không thích hợp để tiêu thụ. Bên cạnh đó, hạt dẻ cười có hàm lượng calo cao và chứa nhiều chất béo, những người sợ béo phì, tăng cân, mỡ máu cao nên ăn ít.
4. Hạt bí ngô
Ăn khoảng 50g hạt bí ngô mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh tiền liệt tuyến và ung thư tuyến tiền liệt rất hiệu quả. Hạt bí ngô rất giàu axit pantothenic, có thể làm giảm cơn đau thắt ngực khi nghỉ ngơi và có tác dụng hạ huyết áp.
Nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều hạt bí một lúc, bởi nó có thể khiến cho cơ thể bạn xảy ra hiện hượng chóng mặt. Những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân sốt dạ dày nên ăn ít, nếu không sẽ cảm thấy chướng bụng, ngột ngạt.
5. Hạt lạc
Hạt lạc đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng của con người, đặc biệt là trẻ em. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng đậu phộng có chứa một lượng lớn arginine và resveratrol, loại trước có tác dụng chống lao tiềm tàng, còn loại sau có thể ức chế sự xâm nhập và lây lan của tế bào ung thư, vì vậy nó là một thực phẩm điều trị tốt cho bệnh nhân lao và khối u.
Tuy nhiên, lạc có tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu thấp, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa..
6. Hạt điều
So với các loại hạt khác, hàm lượng axit béo bão hòa có hại cho cơ thể con người trong hạt điều cao hơn một chút, chiếm khoảng 20%. Do đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều hạt điều.
Ngoài ra, hạt điều có chứa nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nhất định đối với người bị dị ứng. Vì vậy, nếu lần đầu tiên ăn hạt điều, tốt nhất bạn không nên ăn nhiều, có thể ăn thử 1-2 hạt trước rồi ngưng 10 phút, nếu không bị dị ứng thì mới ăn tiếp.
Nguồn tham khảo: Sohu, Eat This, Healthline. Ảnh: Sohu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!