Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Thiếu máu sắt là một căn bệnh thiếu máu rất phổ biến, là tình trạng thiếu đi các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thông thường, để điều trị căn bệnh này thì cần phải bổ sung sắt cho cơ thể. Các phương pháp điều trị bổ sung thiếu máu sắt là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy, làm thế nào để điều trị bệnh có hiệu quả?

Thiếu máu sắtlà một căn bệnh thiếu máu rất phổ biến, là tình trạng thiếu đi các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thông thường, để điều trị căn bệnh này thì cần phải bổ sung sắt cho cơ thể. Các phương pháp điều trị bổ sung thiếu máu sắt là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy, làm thế nào để điều trị bệnh có hiệu quả?

Triệu chứng của bệnh thiếu máu sắt

Những người bị thiếu máu sắt thì thường có biểu hiện là người mệt mỏi, da dẻ xanh xao, lưỡi nhợt, nhẵn vì bị mất hoặc là mòn gai lưỡi, niêm mạc nhợt nhạt, tóc hoặc móng tay khô, dễ bị gãy. Người bệnh thường thấy hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thể, tức ngực, giảm bớt khả năng hoạt động trí lực và thể lực.

Về các mặt triệu chứng lâm sàng, thì bệnh thiếu máu sắtthường diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất:chỉ giảm lượng sắt dự trữ cho nên người bệnh vẫn chưa bị thiếu máu, mà thường có các triệu chứng của nguyên nhân gây ra thiếu sắt.

- Giai đoạn thứ hai:sắt dự trữ đã cạn, giảm lượng sắt vận chuyển; lúc này người bệnh vẫn chưa có cảm giác bị thiếu máu, mà sẽ xuất hiện tình trạng do bị thiếu sắt như: cơ thể mệt, hay bị mất tập trung...

- Giai đoạn thứ ba:người bệnh bị thiếu máu, thể hiện ra là có cả triệu chứng của bệnh thiếu máu và thiếu sắt. Nhưng, ranh giới giữa các giai đoạn này thường không rõ ràng.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt

Các phương pháp điều trị bệnh thiếu máu sắt

Quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị thiếu máu sắtchính là tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm; nhằm xây dựng lại lượng sắt dự trữ và bổ sung hàng ngày.

Với trẻ em hay người lớn bị thiếu máu sắt nhẹ, có thể sử dụng hỗn hợp vitamin có chứa sắt mỗi ngày. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc có chưa sắt như thuốc viên nén sulfate; các chất bổ sung sắt theo đường uống được hấp thụ tốt nhất khi dạ dày đang trống rỗng. Nhưng, vì sắt có thể gây ra kích ứng dạ dày nên phải bổ sung vào đó thêm thức ăn. Nên bổ sung sắt với nước cam, các thực phẩm bổ sung vitamin C, bởi vitamin C có tác dụng giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Việc bổ sung sắt cho cơ thể có thể kéo dài một vài tháng hoặc là lâu hơn để còn bổ sung lượng sắt dự trữ. Với phụ nữ mang thai thì cần phải bổ sung sắt trong suốt quá trình mang thai nhằm ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu sắt. Tùy theo chế độ ăn của người mẹ mà sữa mẹ có thể sẽ không đủ chất sắt để cung cấp cho trẻ sơ sinh; mà trong hầu hết sữa công thức cho trẻ sơ sinh thì lại không có lượng sắt đầy đủ cho trẻ.

Tùy thuộc vào từng mỗi một nguyên nhân khác nhau, mà việc điều trị bệnh thiếu máu sắt có thể ba gồm các cách như sau:

- Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác nhằm điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

- Phẫu thuật loại bỏ polyp chảy máu, các khối u hoặc xơ

- Thuốc men, ví dụ như thuốc tránh thai nhằm làm kinh nguyệt đúng

- Nếu tình trạng thiếu máu sắt quá nghiêm trọng, truyền máu có thể giúp thay thế được sắt và hemoglobin một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu sắt

Mỗi chúng ta cũng có thể ngăn ngừa được việc cơ thể bị thiếu máu sắt bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, giống như một phần của chế độ ăn uống cân bằng trong cơ thể. Sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa sắt rất quan trọng cho những người có nhu cầu sắt cao, đặc biệt là ở phụ nữ khi hành kinh, mang tai và ở trẻ em.

Các thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như: thịt lợn, thịt đỏ, trứng, gia cầm, ngũ cốc. mì ống, bánh mì, hải sản, rau lá có màu xanh đậm như quả hạc, rau bina, các loại trái cây sấy khô như mơ, nho khô... Ngoài ra, có thể tăng cường sự hấp thụ sắt cho cơ thể bằng cách uống nước chanh khi đang sử dụng thức ăn có chứa sắt. Vitamin C có trong cam quýt cũng giống như nước cam, giúp cho cơ thể có thế hấp thụ sắt một cách tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vitamin C có trong các loại thực phẩm khác như: mơ, dưa gang, xoài, hồ tiêu, dâu, kiwi, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, rau lá xanh, bắp cải.

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sắt ở trẻ sơ sinh, trong năm đầu tiên, sữa mẹ hoặc sữa bột chính là nguồn tăng cường sắt tốt nhất cho bé. Sữa bò không phải nguồn chất sắt dành cho trẻ sơ sinh, cho nên không dùng cho trẻ dưới 1 năm tuổi. Sữa mẹ thì thường dễ hấp thu sắt hơn so với các loại sữa công thức.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!