Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ thiếu sắt do tình trạng mất máu theo các kỳ kinh nguyệt. Trong thai kỳ, thiếu sắt gây thiếu máu và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhẹ cân; các kỹ năng ngôn ngữ và vận động ở tuổi đi học kém... Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg.
Các cách bổ sung sắt trước khi mang thai
Thực phẩm tự nhiên giàu sắt
- Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh...
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).
- Lòng đỏ trứng.
- Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai...).
- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.
- Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.
- Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào...
Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.
Trong trường hợp các bữa ăn thông thường không cung cấp đủ lượng sắt
Việc dùng kết hợp thêm với các thực phẩm có bổ sung sắt như Đường, Nước sốt cá, Patê... giúp chủ động đưa lượng sắt vào cơ thể.
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
Vitamin C có chứa trong hoa quả giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn.
Canxi trong sữa và các đồ uống caphê; trà; coca sẽ làm ngăn chặn việc hấp thụ sắt từ thực phẩm. (Các đồ uống này chỉ nên sử dụng sau bữa ăn 2 giờ đồng hồ)
Các chế phẩm sắt (Nên hỏi ý kiến và có sự đồng ý của bác sĩ)
Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng)
Việc dùng viên sắt (60 mg) kết hợp thêm với axit folic (250 mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần.
Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu.
Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.
Tác dụng phụ của sắt
Sắt có thể gây kích ứng dạ dày, táo bón, rối loạn vị giác và nhuộm đen phân. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung dịch đa vitamin và khoáng chất có chứa sắt lại giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này.
Thừa sắt
Việc dùng quá liều sắt (một lượng lớn) có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt, nhưng những trường hợp này thường ít xảy ra.
Việc bổ sung sắt vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể phụ nữ trước khi mang thai có thể gây tăng nồng độ sắt tự do trong máu, thừa dự trữ sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (gây cản trở quá trình sinh máu bình thường của thai nhi).
Ngoài ra, việc thừa sắt ở các bà mẹ trước khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc thiếu cân, thậm chí là tử vong ở trẻ 1 năm tuổi.
Xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
Xét nghiệm tại nhà Xander
Đi khám, kiểm tra và xét nghiệm trước khi mang thai sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đồng thời có phương hướng chăm sóc sức khỏe của mình thật hiệu quả để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai sắp đến nhiều thành công như mong đợi!
Xét nghiệm tại nhà Xander - đối tác chính thức của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với phương châm hoạt động “Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, luôn cam kết:
- Lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Không chỉ định thừa, không ẩn phí
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cùng với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quy.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt
Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát trước khi mang bầu
Những thực phẩm giàu chất sắt cho mẹ bầu bồi bổ sức khỏe
Những lưu ý dành cho phụ nữ bị động kinh trước khi mang thai
Những loại thuốc sản phụ nên bổ sung để phòng tránh dị tật ở thai nhi
Hiện Xander cung cấp các gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai, bao gồm 2 gói cơ bản và nâng cao. Chi tiết như sau:
Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai cơ bản (16 xét nghiệm lẻ) có các chức năng sau
- Đánh giá nguy cơ sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ
- Đánh giá nguy cơ gây ra sảy thai, sinh non, và thai chết lưu
- Khả năng con bị nhiễm bệnh di truyền nguy hiểm từ bố mẹ
- Đánh giá tổng quát sức khỏe của mẹ và bé khi mang thai
Ngoài ra, với những đối tượng: có chế độ ăn giàu đạm (các loại thịt, hải sản, trứng...) đặc biệt là dân văn phòng/công sở hay phải đi tiếp khách, thường phải vận động chân tay nhiều, có thói quen ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, thừa cân, béo phì thì nên sử dụng Gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai nâng cao, bao gồm:
- 16 xét nghiệm tương tự của Gói xét nghiệm tổng quát cơ bản trước khi mang thai
- Ngoài ra bạn sẽ được làm thêm 5 xét nghiểm kiểm tra các bệnh lí về khớp và đo lượng mỡ trong máu, cụ thể:
- Xét nghiệm Acid Uric để xác định các bệnh lí về khớp. Vì khi mang thai, cân nặng của thai phụ tăng mạnh, gây áp lực lớn lên các khớp, dễ dẫn đến các bệnh lý về khớp. Việc xét nghiệm khớp sẽ cung cấp thông tin cho bác đưa ra các chỉ định dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ khớp của thai phụ.
- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, Triglycerid để đánh giá lượng mỡ trong máu qua các xét nghiệm. Nếu các chỉ số này cao sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, ngăn cản quá trình truyền máu từ mẹ vào thai nhi - khiến thai nhi thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm tổng quát trước khi mang thai được cập nhật ở cuối bài viết
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Những điều mẹ bị tiểu đường cần làm trước và sau khi mang thai
- 5 vắc-xin quan trọng nhất các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!