Hiến máu bị từ chối có phải đã nhiễm HIV không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng đi hiến máu 1 lần. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, khi đi hiến máu có một số đối tượng có thể bị từ chối bởi vì khi xét nghiệm nhận thấy đối tượng ấy có bệnh truyền nhiễm qua máu. Vậy khi bị từ chối hiến máu có phải đã nhiễm HIV hay không?

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng đi hiến máu 1 lần. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, khi đi hiến máu có một số đối tượng có thể bị từ chối bởi vì khi xét nghiệm nhận thấy đối tượng ấy có bệnh truyền nhiễm qua máu. Vậy khi bị từ chối hiến máu có phải đã nhiễm HIV hay không?

Ai có thể tham gia hiến máu?

- Tất cả mọi người từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

- Đối với phụ nữ cân nặng ít nhất là 42kg, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

- Là đối tượng không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

Đối tượng nào là người không nên hiến máu?

- Những đối tượng đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.

- Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày...

Hiến máu bị từ chối có phải đã nhiễm HIV không?

Máu sẽ được làm những xét nghiệm gì?

- Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét.

- Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

Trong máu có những thành phần và chức năng gì?

Máu là một chất lỏng lưu thông trong các mạch máu của cơ thể, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần làm nhiệm vụ khác nhau:

- Trong máu có hồng cầu làm nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy;

- Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể;

- Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông cầm máu.

- Huyết tương: gồm nhiều thành phần khác nhau: kháng thể, các yếu tố đông máu, các chất dinh dưỡng...

Khi cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?

Hiến máu là cử chỉ cao đẹp. Nhưng để máu của “người cho” dùng được cho “người nhận” thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.

Khi thực hiện cử chỉ cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Ví dụ như huyết áp thấp, ...Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

Hiến máu bị từ chối có phải đã nhiễm HIV không?

Những lưu ý khi hiến máu

Trước khi hiến máu

- Trước khi hiến máu cần duy trì lượng sắt ổn định bằng cách ăn thực phẩm như thịt đỏ, cá, sữa, đậu, rau chân vịt và nho; không ăn món nhiều chất béo hoặc đồ ăn nhanh vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng máu.

- Ngủ đủ, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh đồ uống có cồn.

- Lưu ý không sử dụng aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu.

Trong khi hiến máu

- Mặc áo có thể xắn tay để thuận tiện. Cho y tá biết nếu bạn muốn được lấy máu ở một vị trí hoặc một bên tay nhất định.

- Thư giãn bằng âm nhạc hoặc trò chuyện.

Sau khi hiến máu

- Sau khi hiến máu nên bổ sung nước cho cơ thể và không uống đồ uống có cồn trong 24 tiếng kế tiếp.

- Bỏ băng gạc trên tay (nếu có) trong vòng một tiếng sau khi hiến máu xong. Cần làm sạch vùng da được quấn băng bằng xà phòng và nước sạch để tránh bị phát ban.

- Không bê vác đồ nặng hoặc tập thể thao vào thời gian còn lại trong ngày.

- Khi rút kim tiêm ra mà vết kim tiêm bị chảy máu, giữ chặt và nâng cánh tay của bạn lên trong khoảng 5-10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy.

- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, dừng mọi công việc đang làm và ngồi hoặc nằm xuống cho đến khi cảm thấy khá hơn. Nên hạn chế các hoạt động mạnh để đề phòng bị ngất xỉu.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý mỗi lần truyền máu phải cách nhau 3-4 tháng để cơ thể kịp tái tạo lại lượng hồng cầu đã mất.

Xem thêm:

  • Mỗi lần hiến máu lấy bao nhiêu ml?
  • Đằng sau câu chuyện hiến máu cứu người

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!