Cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Con bạn đang bị viêm kết mạc dị ứng một thời gian dài, cứ dùng thuốc thì khỏi, song nếu ngừng thuốc bệnh lại tái phát. Bạn thực sự lo lắng, không biết làm thế nào để chữa dứt điểm căn bệnh này cho bé.

Con bạn đang bị viêm kết mạc dị ứng một thời gian dài, cứ dùng thuốc thì khỏi, song nếu ngừng thuốc bệnh lại tái phát. Bạn thực sự lo lắng, không biết làm thế nào để chữa dứt điểm căn bệnh này cho bé.

Cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ

Làm thế nào mới có thể chữa dứt điểm bệnh viêm kết mạc dị ứng?Lily & WeCare chia sẻ tới các mẹ cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này cho trẻ.

1. Viêm kết mạc dị ứng là gì? Tác nhân gây bệnh?

Kết mạc là lớp màng mỏng, trong suốt bao bọc quanh nhãn cầu và được mi mắt bảo vệ

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi có tác nhân gây ra kích thích ở lớp màng mỏng kết mạc, mắt của trẻ bị đỏ và sưng lên có thể ngứa hay đau cộng với việc chảy nước mắt.

Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc dị ứng

Các tác nhân có thể gây bệnh viêm kết mạc dị ứng có thể thấy được như: Bụi phấn hoa, các loại bụi từ không khí, da thú vật hoặc các chất tiết như nước dãi chó, mèo,..., mĩ phẩm, thuốc bôi da, bụi bẩn và khói thuốc. Ngoài ra còn có các tác nhân mà bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường như vi khuẩn hoặc vi trùng.

Viêm kết mạc dị ứng thường gặp ở những bé độ tuổi từ 3 tháng trở lên, vì lứa tuổi này trẻ thường hay rụi tay vào mắt và miệng nhiều hơn, do đó dễ dàng làm bệnh lây lan nhanh.

Khi đến lứa tuổi mẫu giáo, bệnh viêm kết mạc dị ứng càng phổ biến hơn do sự tiếp xúc nhiều cũng như các mần mống gây bệnh đến từ đồ dùng, đồ chơi cá nhân.

Cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ

2. Cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng là phải loại bỏ tác nhân gây bệnh và điều trị các triệu chứng.

Ở giai đoạn cấp, các mẹ dùng các loại thuốc nhỏ mắt và có thể sử dụng bao gồm các thuốc chống dị ứng, kháng viêm không steroid, thuốc giảm phù nề, giảm viêm để cho trẻ. Các mẹ lưu ý các thuốc đều có thể gây tác dụng phụ ngay cả thuốc nhỏ mắt vì thế khi sử dụng cho trẻ các mẹ tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa khi điều trị viêm kết mạc dị ứng cho trẻ.

Nếu trẻ cảm thấy khó chịu nhiều trong quá trình sử dụng thuốc các mẹ cần trao đổi lại các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, mẹ nên chườm lạnh ở mắt hoặc nhỏ nước muối sinh lý cũng làm mắt trẻ dễ chịu hơn.

Sau giai đoạn điều trị viêm cấp tính, mẹ sẽ phải cho trẻ duy trì các loại thuốc chống dị ứng để chữa trị dứt điểm bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ.

Khi bệnh tái phát mẹ tuyệt đối không tự ý dùng lại toa thuốc cũ để điều trịviêm kết mạc dị ứngcho trẻ. Mẹ cần đưa đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để được kê đơn điều trị phù hợp. Để bệnh không tái phát cần loại bỏ các tác nhân gây dị ứng vì thế các mẹ phải là người theo dõi và phát hiện các tác nhân gây bệnh cho trẻ để loại bỏ thì mới dứt điểm. Mẹ nên chú ý, không cho trẻ rụi mắt khi ngứa và phải cho trẻ sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày

Cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ

3. Phòng bệnh viêm kết mạc dị ứng cho trẻ

Phòng bệnh theo nguyên nhân dị ứng, tức là trẻ bị dị ứng với nguyên nhân nào thì mẹ cần cho bé tránh tiếp xúc với nguyên nhân dị ứng đó. Nếu trẻ bị dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính, đeo khẩu trang; không nên trồng hoa, cắm hoa trong nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện che chắn bụi,...

Khi bị bụi phấn hoa bay vào mắt mẹ phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch. Dị ứng với lông thú thì không nên nuôi chó mèo trong nhà,...Mẹ không để bé rụi mắt khi ngứa và cần lưu ý nhỏ thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày cho trẻ để phòng bệnh viêm kết mạc dị ứng cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm kết mạc dị ứng ở trẻ mà Lily & WeCare muốn gửi đến các mẹ tham khảo. Để có cách chữa dứt điểm viêm kết mạc dị ứng ở trẻ, các mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị tốt nhất.

Chúc các bé mau khỏi bệnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!