Hiện tượng thiếu máu luôn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, đặc biệt là những người mang thai. Làm sao để biết dấu hiệu thiếu máu khi mang thai? Cách điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào? Thiếu máu lúc có thai nguy hiểm không?...Vấn đề này sẽ đượcLily & WeCarechia sẻ ngay dưới bài viết sau đây.
Khi mang thai bà bầu phải cung cấp cho mình đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và thai nhi. Bà bầu bắt đầu tăng cân mỗi ngày. Tuy nhiên có khá nhiều phụ nữ mang thai không biết rằng mình thiếu máu. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang thiếu máu khi mang thai?
Nguyên nhần nào dẫn tới thiếu máu khi mang thai?
- Đầu óc của bà bầu choáng váng, chân tay run rẩy và dễ bị té ngã , có khả năng gây chấn động đến vùng bụng và hông. Với trường hợp này, hãy tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.
- Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.
- Chế độ ăn uống ít chất sắt, thực đơn ăn kiêng hà khác, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan tới thiếu máu.
- Mẹ bầu nhẹ cần khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.
- Các loại mất máu như dạo sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu ở bà bầu.
- Thiếu máu do mang đa thai
- Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kỳ lần này quá gần với lần sảy thai trước.
- Các bệnh lý mạn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
Làm sao để phát hiện thiếu máu khi mang thai?
- Khi lần đầu tiên khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra xem bạn có thiếu máu hay không. Một trong xét nghiệm này đó chính là đo dung tích hồng cầu với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại xác định số gram hemoglobin trong máu.
- Có thể giai đoạn đầu bạn không bị thiếu máu, nhưng giai đoạn sau bạn vẫn có thể bị thiếu máu khi mang thai. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm một lần nữa vào khoảng tháng thứ 6,7 của thai kỳ. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều rất bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh so với số lượng kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, bạn đừng để hai chỉ số này xuống quá thấp.
Dấu hiệu thiếu máu khi mang thai như thế nào?
- Da tái xanh, yếu ớt và không khỏe như bình thường.
- Mệt ỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.
- Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.
- Mẹ bầu cảm thấy yếu đối và dễ nhiễm bệnh.
- Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thận nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
- Nhức đầu, xỉu
- Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Biện pháp phòng ngừa thiếu máu khi mang thai
Việc mang thai bị thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, ngay từ khi mang thai bà bầu nên chú ý tới sức khỏe và tình trạng của mình. Phòng bệnh hơn điều trị bệnh luôn đúng trong mọi căn bệnh. Với việc thiếu máu khi mang thai hoàn toàn có thể khắc phục được nếu các mẹ bầu quan tâm và chú ý những điều sau:
Bổ sung chất sắt khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp gấp đôi sắt so với bình thường. Thế nên, để ngăn ngừa thiếu máu và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thì bản thân người mẹ phải có chế độ dinh dưỡng an toàn bổ sung đầy đủ sắt.
Sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như: thịt heo, thịt gà, thịt gia súc, sò, rong biển, hạt mè ...
Trong mỗi bữa ăn, bà bầu nên sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C. Vintamin C có tác dụng tạo máu và có tác dụng làm tăng sự hấp thu chất sắt.
Bổ sung đầy đủ axit folic
Thiếu máu không chỉ do thiếu sắt mà còn do thiếu axit folic. Axit folic được khuyến khích dùng ho những người mang thai và nên sử dụng từ trước khi mang thai. Nếu bạn đang thiếu axit folic, cơ thể sẽ có những biểu hiện như: tiêu chảy, thiếu máu. Và axit folic rất quan trọng trong giai đoạn thai kì.
Axit folic có trong những thực phẩm như rau bina, bông cải xanh. Để hấp thụ tốt axit folic bạn nên chế biến chung với nước để axit folic được hòa tan, hoặc dùng chúng làm nguyên liệu trong các món xào.
Bà bầu nên nhai chậm, kĩ khi ăn
Chắc hẳn ai cũng biết câu “ nhai kĩ no lâu” để dạ dày thật sự tốt và hấp thụ nhiều dinh dưỡng thì bà bầu nên nhai chậm, nhai kĩ khi ăn. Bởi đơn giản, dịch dạ dày có tác dụng làm tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Khi mang thai bà bầu có thể ăn những thực phẩm như mận ngâm, giấm, những loại đồ ăn có vị chua để kích thích việc tiết axit dạ dày làm cho quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên mẹ bầu lưu ý rằng, hãy ăn những đồ ăn chua ở mức hợp lý và đủ, tránh ăn nhiều trong thời gian dài.
Bà bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ
Thiếu sắt một phần là do bà bầu thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài. Vì vậy, khi mang thai mẹ bầu nên ngủ đúng thời gian.
Điều trị thiếu sắt khi mang thai như thế nào?
Khi được bác sĩ kết luận rằng bạn đang bị thiếu máu thì bạn hãy bổ sung thêm sắt dạng viên hoặc dạng nước. Thường thường bác sĩ sẽ kê Ferrous Sulphate cho các bà bầu có nguy cơ thiếu máu.
Bổ sung axit folic
Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc qua chế độ ăn. B12 có thể có trong trứng, thịt, sữa.
Bổ sung vitamin C cần thiết để hấp thụ sắt.
Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt, nhất là thịt đỏ và non- heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu...
Nếu bà bầu có lượng sắt thấp có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu.
Nghỉ ngơi hợp lý
Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé và sức khỏe của mẹ. Bà bầu nên biết những biểu hiện của thiếu máu để sớm bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Với những chia sẻ trên Lily & WeCare mong rằng mẹ bầu sẽ có thêm sự hiểu biết và phòng chống được bệnh thiếu máu.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Trứng chim cút - nhỏ mà có võ !
7 tác dụng của hoa chuối đối với bà bầu bạn không thể ngờ tới
Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt
Quy định về thời gian làm việc cho phụ nữ mang thai
Bà bầu có nên uống nước cam hàng ngày không?
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (04) 73049779 / 0984.999.501 hoặc điền form tư vấn dưới bài viết để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Mẹ bầu thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
- Các triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu sắt
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!