Viêm phế quản là chứng bệnh dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi khi thời tiết giao mùa, lúc nóng lúc lạnh. Vì thế, việc phòng bệnh viêm phế quảnthế nào hiệu quả nhất luôn là nỗi băn khoăn của người bệnh và của cha mẹ trẻ. Hãy tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare
1. Bệnh viêm phế quản là gì ?
Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.
Viêm phế quảncó hai loại gồm:
- Viêm khí phế mạc cấp tính: tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
- Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ?
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu đó chính là virus, thường hay gặp ở trẻ sau khi bị cảm lạnh, viêm hô hấp trên, ho sổ mũi, viêm xoang hoặc bị cúm. Nếu như không được điều trị kịp thời và dứt hẳn hoặc sức đề kháng yếu thì có thể virus sẽ lây lan tới cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), khiến khí quản sưng phồng, bị tấy đỏ, trong phổi tiết ra dịch nhầy, gây kích ứng làm trẻ bị ho nhiều và thở khó khăn vì đường thở bị viêm và tiết dịch
Bên cạnh đó, nguyên nhânviêm phế quản còn có thể là do hít phải hoá chất độc hại, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Hầu hết những người trẻ nghiện hút thuốc lá hay trẻ nhỏ phải sống trong môi trường có khói thuốc lá thì rất có nguy cơ bịviêm phế quản mãn tính.
3. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ ?
Thông thường, khi mắcviêm phế quảnthường có những triệu chứng sau:
- Các triệu chứng ban đầu sẽ là :sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ thể... Do vậy, nhiều người nhầm tưởng viêm phế quản với viêm họng hay viêm mũi.
- Ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần, trẻ ban đêm khó thở, thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ,... Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái,...cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì lúc này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
4. Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ
Trường hợp bệnh nhẹ, không có các triệu chứng nguy hiểm thì cha mẹ có thể chăm sóc bé ngay tại nhà, nhưng cần phải lưu ý đến một số điều sau:
- Vào mùa lạnh, không khí trong nhà thường hanh khô, nhiều bụi bẩn hoặc có khói thuốc sẽ làm trẻ nhỏ và người già khó chịu, thậm chí gây sưng khí quản. Do đó, cần đảm bảo độ ẩm thích hợp trong phòng cũng như môi trường sạch sẽ tại nơi ở. Nếu cần ra ngoài thì nên mặc quần áo ấm, mang khẩu trang, bít tất, khăn quàng cổ tránh khí ô nhiễm hít phải gây viêm phế quản và các bệnh hô hấp dưới khác như viêm phổi
– Luôn luôn giữ vệ sinh thân thể bé luôn sạch sẽ, nếu quần áo trẻ bị ướt cần thay ngay tránh trẻ bị nhiễm lạnh.
– Thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở hơn. Các mẹ có thể làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý.
– Cần vệ sinh môi trường, không gian sống xung quanh trẻ luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để gió lùa trực tiếp vào trẻ. Không khí trong nhà sạch sẽ, không có bụi bẩn, khói thuốc lá sẽ giúp bé tránh cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì mẹ chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái, thoáng mát, rút mồ hôi, không nên để bé mặc nhiều đồ có chất liệu tổng hợp. Trường hợp bé sốt cao trên 38 độ C thì có thể cho trẻ dùng thuốc ibuprofen hay acetaminophen để giúp trẻ hạ sốt, giảm đau. Ngay khi bé bị cảm lạnh, ho sổ mũi thì cần điều trị bệnh dứt hẳn ngay tránh dẫn tới tình trạng nguy hiểm hơn.
Các mẹ nên lưu ý, nếu trẻ có biểu hiện như bú kém hay bỏ bú, thở khó khăn, da tím tái, xuất hiện các biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thở gấp, da tái, chán ăn, nôn ói, ... cần đưa trẻ đi khám ngay.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!