Cha mẹ phải làm gì khi con mắc bệnh chân tay miệng?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Vì tính chất của bệnh chân tay miệng dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh, việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng sẽ khiến trẻ càng nặng hơn và còn làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng. Bởi vậy cha mẹ cần nắm rõ những việc cần làm khi con bị mắc chân tay miệng để giúp bé nhanh khỏi.

Vì tính chất của bệnh chân tay miệng dễ lây lan và việc phát tán mầm bệnh khá dễ khi có sự tiếp xúc với nguồn bệnh cũng như ở trong khu vực phát bệnh, việc tự chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng tại nhà nếu không thực hiện đúng sẽ khiến trẻ càng nặng hơn và còn làm tăng số trẻ mắc bệnh tại gia đình và cộng đồng. Bởi vậy cha mẹ cần nắm rõ những việc cần làm khi con bị mắc chân tay miệng để giúp bé nhanh khỏi.

Cha mẹ phải làm gì khi con mắc bệnh chân tay miệng?

1. Khi bé bị bệnh chân tay miệng cần đưa trẻ đi khám ngay

Khi phát hiện các dấu hiệu nhận biếtbệnh chân tay miệng ở trẻ như sốt nhẹ, kết hợp đau họng kèm các nốt ban đỏ ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân và nốt bọng nước ở miệng bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Tùy vào tình trạng bệnh của bé các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn việc dùng thuốc cũng như chăm sóc bé, bạn nên tuân thủ đúng các nguyên tắc này nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chăm sóc đúng cách bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày.

Cha mẹ phải làm gì khi con mắc bệnh chân tay miệng?

2. Tạm thời cho bé nghỉ học

Nếu bé bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể các bác sĩ sẽ cho bé điều trị kết hợp chăm sóc tại nhà. Dù vậy, các bạn cũng nên cho bé nghỉ học trong thời gian này để tránh lây lan dịch bệnh cho các trẻ khác cũng như giúp trẻ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục về sức khỏe. Ngoài ra các bạn cũng nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người để phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác trong nhà hoặc trẻ hàng xóm.

3. Cho bé ăn uống đúng cách

Khi bị chân tay miệng, các vết loét trong miệng sẽ khiến bé gặp khó khăn và đau đớn khi ăn uống, bởi vậy bé rất biếng ăn hoặc thậm chí bỏ ăn. Đặc biệt, cơ thể sốt, đau họng,... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau:

  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng và quá nóng, nên cho trẻ ăn những thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn như cháo bột vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng, thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.

  • Điều quan trọng khi trẻ mắcbệnh chân tay miệng là tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giữ vệ sinh sạch sẽ. Mẹ nên cho trẻ ăn đủ bữa (3 – 5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (gồm bột, đạm, dầu, rau), ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.

  • Không ép trẻ ăn sẽ làm trẻ khóc, sẽ mệt mỏi hơn, khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một ly sữa chua hoặc một ly nước trái cây.

  • Sau khi ăn, cha mẹ lưu ý súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ, sau đó mới cho ăn bữa khác.

  • Các mẹ lưu ý tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

  • Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.

  • Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) thì cho bé ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem

  • Khi trẻ bị chân tay miệng bên cạnh việc chăm sóc chế độ ăn hợp lý cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.

Cha mẹ phải làm gì khi con mắc bệnh chân tay miệng?

4. Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?

Nhiều cha mẹ thường kiêng cho trẻ tắm khi trẻ bị bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị chân tay miệng cần phải thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để giúp trẻ mau lành bệnh. Vì vậy, cha mẹ đừng tránh việc tắm cho trẻ, mà hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn.

- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng nước sạch giúp hạn chế sự lan truyền bệnh chân tay miệng cho người lành và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

- Khuyến khích và tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễmbệnh chân tay miệngqua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của virus gây bệnh chân tay miệng trên đôi tay của trẻ.

- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn,... nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

- Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.

- Chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng tại nhà tuyệt đối tránh những quan niệm sai lầm thường gặp: kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ phải làm gì khi con mắc bệnh chân tay miệng?

5. Không cho trẻ dùng chung đồ chơi, đồ ăn

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng các mẹ lưu ý không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Đồng thời, những thứ đồ chơi và muỗng, chén của bé phải rửa sạch mỗi ngày và không nên cho trẻ chơi chung, ăn chung với những trẻ khác, tránh việc lây lan bệnh sang những trẻ khác.

Cha mẹ lưu ý khi trẻ bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể chữa trị tại nhà thì vẫn cần đưa trẻ đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Đặc biệt, mẹ phải theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, đây là 2 dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh của trẻ có biến chứng hay không. Khi trẻ có những biến chứng bất thường thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhé.

Trên đây là một số gợi ý về những việc cha mẹ nên làm khi phát hiện bé bị bệnh chân tay miệng. Mong rằng các bạn sẽ sớm áp dụng nhằm giúp bé mau khỏi bệnh và phát triển khỏe mạnh.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!