Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não, trong 50% người bệnh sống sót sau tai biến thì có tới 90% người bị mắc các di chứng về liệt nửa người. Nếu xử lý khi bị tai biến mạch máu não kịp thời vào thời gian vàng thì di chứng để lại sau tai biến cũng sẽ hạn chế được phần nào và khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn cho người bệnh cũng cao hơn rất nhiều. Một trong những phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến được cộng đồng chấp nhận và biết đến nhiều nhất, đó chính là Châm cứu.

Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não, trong 50% người bệnh sống sót sau tai biến thì có tới 90% người bị mắc các di chứng về liệt nửa người. Nếu xử lý khi bị tai biến mạch máu não kịp thời vào thời gian vàng thì di chứng để lại sau tai biến cũng sẽ hạn chế được phần nào và khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn cho người bệnh cũng cao hơn rất nhiều. Một trong những phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến được cộng đồng chấp nhận và biết đến nhiều nhất, đó chính là Châm cứu.

Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não

Theo Tổ chức Y tế Thế giới “Tai biến mạch máu não là các thiếu sót thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan toả, các triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ (loại trừ các nguyên nhân chấn thương sọ não)”.

Nguyên nhân sâu xa của tai biến mạch máu nãolà do hiện tượng động mạch bị tổn thương, trong động mạch có các cục máu đông ứ đọng lại, khi những mảnh vụn máu đông vỡ ra chảy theo mạch máu đến phần cuối động mạch (vùng não) thì tích tụ lại làm tắc nghẽn mạch máu. Não bị thiếu máu và oxy đột ngột mất khả năng điều khiển và làm ngừng hoạt động của các cơ quan khác hoặc của toàn bộ cơ thể.

Nói là các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não cũng không hoàn toàn chính xác, trên thực tế, tai biến mạch máu não là hậu quả của những căn bệnh nguy cơ khác không được chữa trị triệt để và đúng cách dẫn tới động mạch bị tổn thương ngày càng nặng. Các căn bệnh nguy cơ được coi là nguyên nhântai biến mạch máu não gồm: Xơ vữa động mạch; Dị dạng mạch máu não; Huyết áp cao; Bệnh tiểu đường; Bệnh tim mạch... Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn chuyển hóa lipid, hormone nội tiết tố nữ (estrogen trong thuốc ngừa thai), tăng cholesterol máu...

Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Di chứng sau tai biến

Tai biến mạch máu não thường gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Những tổn thương khi xảy ra tai biến làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não. Chính vì vậy, các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài dẫn đến các di chứng liệt, hay co rút các cơ, thần kinh...

Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) nếu sống sót sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về chế độ sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân cần phải phục hồi sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình mà phải phụ thuộc và người thân chăm sóc. Ngoài ra, họ cũng có thể mắc thêm chứng rối loạn cảm xúc. Đồng thời khi phải nằm liệt lâu, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: viêm loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp... dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong cho người bệnh.

Người cao tuổi bị liệt vận động sau tai biến có nguy cơ mắc thêm hội chứng Parkinson. Bệnh nhân phải đối mặt với khó khăn về vận động cơ. Bởi di chứng sau tai biến thường gây yếu liệt một nửa người khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển, cộng thêm hội chứng Parkinson, khiến cho việc vận động, cử động chi dưới trở nên tồi tệ hơn nhiều. Do sự bất ổn định trong tư thế, co thắt cơ đột ngột nên họ thường xuyên té ngã. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với việc giảm khả năng nhận thức, mất trí nhớ. Một số người bệnh có thể gặp những phản ứng cảm xúc bất thường như đột nhiên cáu giận hay buồn bã, tủi thân, khóc lóc... mà không có lý do.

Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Có thể nóichâm cứu là một trong những phương pháp điều trị tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến. Ưu điểm của châm cứu là không nhất thiết phải sử dụng thuốc, mà tất cả chỉ dựa vào duy nhất cây kim châm nhỏ bằng que tăm.

Nguyên lí trị liệu chung của phương pháp châm cứu là dùng kim châm tác động vào hệ kinh mạch, huyệt đạo bị tổn thương. Có thể hiểu theo hai góc độ như sau: Về mặt y học cổ truyền, châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, khi đó những vùng kinh mạch tổn thương sẽ được “hồi sinh” dần dần. Còn theo kiến thức y học hiện đại, châm cứunhằm tác động vào vùng huyệt đạo tê liệt, tạo phản ứng kích thích hệ thần kinh tê liệt. Tiếp đó, sẽ tác động dây chuyền vào thần kinh não bộ, nơi kiểm soát mọi chức năng cơ thể.

Theo quy luật thông thường, các bộ phận cơ thể sẽ hoạt động theo “chỉ đạo” của hệ thần kinh trung ương. Một khi xảy ra tai biến, sợi dây liên kết này tắc nghẽn gây nên di chứng. Lúc này, muốn những kinh mạch tê liệt hoạt động trở lại, người thầy thuốc dùng kim châm kích thích gây phản ứng theo chiều ngược lại. Có nghĩa tác động từ vùng kinh mạch tổn thương, qua đó tạo cung phản xạ kết nối quá trình liên lạc đến hệ thần kinh não bộ.

Châm cứu sẽ giúp tiết ra những hoạt chất trung gian có tác dụng phục hồi chức năng bị mất hoặc giảm sút ngay tại vị trí kinh mạch tổn thương. Những chất này có thể xem như vị thuốc tự bản thân con người sản sinh ra.

Thời gian châm cứu thường kéo dài từ 20 - 30 phút mỗi lần. Mỗi tuần tiến hành châm cứu khoảng 3 lần. Lộ trình trị liệu mỗi ca bệnh mất từ 1 - 3 tháng tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của di chứng tai biến. Song song quá trìnhchâm cứu, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng những bài thuốc có tác dụng bổ khí, bổ huyết và tạo sự đàn hồi, co giãn cho mạch máu. Mạch máu có độ đàn hồi sẽ khó bị vỡ hơn, ngoài ra quá trình phục hồi nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào khả năng tự tập luyện của bệnh nhân.

Khi bị tai biến mạch máu não thì khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân bị liệt là từ 1 - 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đầu, 2/3 bệnh nhân là không thể phục hồi đi lại, thực hiện hoạt động bình thường được. Do đó, nên điều trị di chứng liệt sau tai biến cho người bệnh càng sớm càng tốt.

Nên kết hợptập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng. Trong quá trình tập luyện cả người bệnh và người nhà phải chủ động và tích cực trong việc tập luyện thì quá trình hồi phục mới cho hiệu quả tốt như mong muốn. Việc tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn.

Phải tiến hành điều trị phục hồi sớm, khi tình trạng tổn thương ở não đã tương đối ổn định. Tiến hành vận động thụ động nhẹ nhàng từ ngày thứ 11 trở đi, từ ngày thứ 21 có thể tiến hành luyện tập thực sự. Kế hoạch điều trị phục hồi phải phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Phục hồi vận động là quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó với cường độ tăng dần nhưng phù hợp với khả năng đáp ứng của người bệnh. Ngoài ra mối liên hệ khăng khít giữa người bệnh, thầy thuốc, gia đình, bạn bè người thân là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phục hồi.

Châm cứu - phương pháp tối ưu nhất trong phục hồi di chứng liệt sau tai biến

Điều quan trọng hơn nữa, khi đã phục hồi di chứng tai biến, cần phải biết cách phòng tránh xảy ra tai biến lần sau. Bởi nếu tái xảy ra tai biến sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Để tránh tái bị tai biến, người bệnh cần duy trì huyết áp cơ thể ở mức ổn định. Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt tránh cảm giác tức giận hoặc vui sướng tột độ, đều có thể là mối tiềm ẩn dẫn đến tai biến mạch máu não.

Ưu việt lớn nhất của phương pháp châm cứu là không bắt buộc người bệnh dùng thuốc. Để châm cứu đạt hiệu quả cao, ngoài việc nắm rõ hệ thống kinh mạch, huyệt đạo trên cơ thể thì kĩ năng của bác sĩ là cực kì quan trọng. Hiện nay Châm cứu đã được xem là một trong những phương pháp tối ưu nhất trong việc điều trị phục hồi di chứng liệt sau tai biến. Thế nhưng, dù chọn điều trị bằng cách nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ và thầy thuốc chứ không nên tự ý quyết định. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!