Cứ vào đầu tháng 6 hàng năm, khi sĩ tử cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp cũng là thời điểm nắng nóng nhất của mùa hè. Áp lực học tập và thi cử khiến các em mệt mỏi, biếng ăn, thiếu ngủ, đau đầu, nhức mỏi mắt, dẫn đến sức khỏe giảm sút...
Để các sĩ tử đạt được kết quả tốt nhất trong thi cử, ngoài sự quan tâm động viên của người thân thì chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày cho các em cũng rất quan trọng. Xin giới thiệu một số món cháo bổ khí huyết, tăng trí não để các bậc phụ huynh tham khảo.
Cháo xương sống lợn
Xương sống lợn 500g, bỏ gân và màng nhầy rửa sạch chặt miếng. Gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và xương sống lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho hành hoa, củ kiệu vào đun tiếp 10 phút, thêm gia vị, muối, dầu ăn vừa đủ, chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: chống mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, không muốn ăn.
Cháo thịt chim sẻ
Chim sẻ 5 con làm sạch lông, bỏ nội tạng, thêm gia vị, dầu thực vật. Gạo tẻ 150g vo sạch. Cho gạo và chim sẻ vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín cho bột gia vị, chia ăn trong ngày.
Công dụng: bổ âm, trị hoa mắt chóng mặt.
Cháo cá trê, đậu đen
Cá trê 1 con 400g, đậu đen xanh lòng 200g, gạo nếp 20g, trần bì 1 miếng, bột gia vị, hành, mùi, hạt tiêu vừa đủ. Cá trê làm sạch, đậu đen ngâm cho nở, trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp trắng, rửa sạch để ráo. Gạo vo sạch cho vào nồi cùng cá, trần bì, bột gia vị, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín cho rau mùi, hạt tiêu ăn nóng.
Công dụng: kiện tỳ, bổ thận, thông huyết. Trị kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, ù tai.
Cháo cá trê nấu cùng đậu đen
Kỷ tử, táo, trứng gà
Kỷ tử 20g, táo 20g, trứng gà 2 quả. Luộc chung tất cả; khi trứng chín bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút nữa. Hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần.
Công dụng: chữa khí huyết suy kém, hoa mắt chóng mặt.
Canh đậu đỏ, đại táo
Đậu đỏ 250g, đại táo 200g, đường phèn vừa đủ. Đậu đỏ ngâm nước qua đêm, hôm sau rửa sạch, để ráo. Táo ngâm nước lạnh 5 phút rửa sạch bụi. Cho đậu đỏ vào nồi, nước đủ dùng, đun nước sôi sau hạ nhỏ lửa, nấu đến khi hạt đậu nứt đôi thì cho táo vào nấu chung. Khi hai thứ chín mềm cho đường phèn vào, nấu đường tan, nếm vừa ăn là được, ăn trong ngày. Đây là món chè, khi ăn nên ăn hết cả cái lẫn nước. Khi dùng để điều trị bệnh thì chỉ uống nước canh.
Công dụng: bổ trung ích khí, bồi bổ trí nhớ, chống suy nhược cơ thể.
Canh thịt dê
Thịt nạc dê 100g, đương quy 20g, gừng 10g, bột gia vị vừa đủ. Thịt dê cắt miếng, đương quy rửa sạch. Cho thịt dê, đương quy, gừng vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm chín kỹ, nêm bột gia vị. Ăn trong bữa cơm.
Công dụng: bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, trị đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, ù tai.
Canh thịt dê
Canh óc lợn, táo tàu
Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, táo Tàu 20g, đường trắng vừa đủ. Óc lợn rửa sạch lọc bỏ máu, gân. Tiểu mạch rửa sạch để ráo, táo Tàu ngâm nước nóng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun chín kỹ. Chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: bổ não, hòa huyết, dưỡng tâm, trừ phiền, trị hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi.
Canh cá mè, xuyên khung
Cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi loại mua sẵn không đủ chất bổ?!
10 loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho sĩ tử
Những chú ý về dinh dưỡng cho sĩ tử khi ngày thi sắp đến
Thực hư chuyện chữa ung thư vòm họng bằng nấm lim xanh và nấm linh chi
2
Bấm huyệt chữa tiểu đường như thế nào thì hiệu quả?
Đầu cá mè 1 cái, xuyên khung 60g, bạch chỉ 60g. Các vị rửa sạch, bổ đôi đầu cá mè, cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành canh cho chín nhừ. Ăn cá uống canh.
Công dụng: bổ não tủy, chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Theo suckhoedoisong
Xem thêm:
- 10 loại thực phẩm bổ sung năng lượng cho sĩ tử
- Những chú ý về dinh dưỡng cho sĩ tử khi ngày thi sắp đến
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!