Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da thường gặp ở mọi lứa tuổi trong đó phổ biến nhất thường gặp ở độ tuổi 5-9 tuổi. Nhiều người cho rằng bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm gội, lau rửa. Liệu đây có phải là quan niệm đúng đắn? Lily & WeCare sẽ giải đáp câu hỏi có thểtắm khi bị thủy đậukhông qua bài viết này.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh là do Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, thường kéo dài 15 ngày. Triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban và xuất hiện mụn nước trên da, niêm mạc. Các tổn thương này là những nốt phỏng nhỏ, khi khỏi không để lại sẹo (trừ khi có nhiễm khuẩn).
Mụn nước thủy đậu.
Quan niệm không được tắm khi bị thủy đậu
Hầu như tất cả các bậc phụ huynh đều nói rằng kiêng gió kiêng nước cho con trong suốt quá trình con bị bệnh, đây quả là một điều hết sức đáng buồn. Thủy đậu là một bệnh ngoài da lành tính nếu điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể khỏi mà không để lại bất kỳ biến chứng nào. Việc kiêng tắm vô tình làm cho các vết thương trên da có nguy cơ bội nhiễm cao vì làm cho vi khuẩn xâm nhập vào. Không tắm cộng thêm việc mặc cho trẻ quá nhiều quần áo để tránh gió, chính là tạo thêm cơ hội cho các ổ virus lan rộng. Theo PGS. Bác sĩ Bùi Đức Huy – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương đã có nhiều trường hợp, trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, thậm chí nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt khi mắc căn bệnh này. Do đó, người mắc bệnh có thể tắm khi bị thủy đậu và không những thế việc vệ sinh và tắm rửa hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Tắm lá nên hay không?
Cũng từ kinh nghiệm dân gian, nhiều người truyền nhau bài thuốc tắm lá khi bị thủy đậu. Nhưng theo các chuyên gia thì điều này là không nên vì các loại lá cây này thường mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn cao, trong trường hợp còn có thuốc bảo vệ thực vật, nước bình thường khó có thể rửa sạch. Thậm chí kể cả khi đun sôi nên lên thì nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn vẫn rất cao. Tùy từng cơ địa của trẻ, có trẻ phù hợp với lá này, có trẻ lại hợp với lá khác nên không thể tùy tiện mua lá về tắm cho bé được. Ngay cả lá bàng hay chè xanh, loại lá có vẻ vô hại và thường được các bậc cha mẹ sử dụng rất nhiều để tắm cho bé cũng không hề tốt. Nguyên nhân vì hai loại này có chất chát, dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương. Lá tre tuy không có hại nhưng vì nó có lông nên cũng không nên dùng vì có thể khiến trẻ bị ngứa và dị ứng. Ngoài ra, có những lá như trúc đào, han, hay bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm vì chúng có chứa chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.
Kiêng gì khi mắc bệnh quai bị?
Bệnh thủy đậu tắm lá gì cho nhanh khỏi và không để lại sẹo?
Cách tắm cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết
Làm sao để tắm cho bé khi trời lạnh?
Bị bệnh sởi tắm lá gì?
Vậy người mắc bệnh thủy đậu thì nên tắm như thế nào?
Bạn hoàn toàn có thể tắm khi bị thủy đậu nhưng bạn cần cũng cần lưu ý những điều sau:
- Nên tắm trong phòng kín gió.
- Đảm bảo các dụng cụ tắm rửa như xô chậu đảm bảo vệ sinh.
- Tắm bằng nước ấm vừa đủ.
-Tắm rửa nhẹ nhàng cơ thể 1-2 lần/ 1 ngày, tắm từ 5-10 phút, không tắm quá lâu, tránh chà xát mạnh lên cơ thể cũng như gãi lên nốt thủy đậu.
- Không nên sử dụng các sản phẩm như xà phòng, sữa tắm vào lúc này.
- Không tùy tiện tắm bằng lá tránh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng không mong muốn.
- Nên kết hợp vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối. Rất nhiều trẻ bị thủy đậu ở trong miệng, nếu nốt phỏng bị vỡ ra gây khó chịu thậm chí không thể ăn được gì cả.
- Sau khi tắm xong, lấy khăn bông chấm nhẹ, lau sơ cho sạch nước.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn liệu có thểtắm khi bị thủy đậu không? Mong rằng những thông tin Lily & WeCarecung cấp cho bạn trên đây sẽ hữu ích với bạn. Mỗi khi thấy bé nhà mình bị triệu chứng của bệnh thủy đậu, tốt hơn hết mẹ nên cho bé khám bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!