Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà bệnh còn có thể gây nguy cơ tử vong tới cho trẻ. Vậy bệnh tay chân miệng lây lan qua những con đường nào? Cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà bệnh còn có thể gây nguy cơ tử vong tới cho trẻ. Vậy bệnh tay chân miệng lây lan qua những con đường nào? Cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Cách thức lây nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ

Các vi rút (vi rút Pirconaviridae) gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể lây nhiễm qua hai con đường chính như:

  • Thứ nhất: Virrus Pirconaviridae có thể lây nhiễm như virus gây ra bệnh cảm cúm, tức là qua đường hô hấp. Phương thức lây nhiễm này chỉ có thể thực hiện khi mà các bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng như nguồn bệnh.

  • Thứ hai: Virrus Pirconaviridae có thể được lây lan thông qua việc tiếp xúc các bề mặt nhiễm bẩn hay chất thải.

Nguyên nhân thực tế dẫn tới việc lây lan bệnh chủ yếu là do trẻ em tiếp xúc với các đồ bị nhiễm bẩn, chứa virus Pirconaviridae hoặc cho tay lên gần miệng, mũi.

Cũng có các trường hợp trẻ mắc bệnh là bởi sống trong môi trường chứa virus chân tay miệng bay lơ lửng ở trong không khí.

Khi người bị bệnh này đã hết các triệu chứng của bệnh, virus sẽ không thể lây lan, truyền nhiễm sang cho người khác. Tuy nhiên, virus Pirconaviridae lại có thể tồn tại trong phân của người bệnh tới 4 tuần sau khi bệnh đã dứt hẳn các triệu chứng. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải chú ý vệ sinh cho trẻ và bản thân khi tiếp xúc, chăm sóc con một cách cẩn thận.

Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết

Tại sao bệnh tay chân miệng dễ dẫn tới tử vong?

Khó phát hiện bệnh

Bệnh tay chân miệng khi mới phát hiện thường không biểu hiện rõ, thông thường chỉ giống hiện tượng cảm cúm như sốt nhẹ, chán ăn và mệt mỏi. Sau đó bệnh sẽ có xuất hiện những vết loét ở miệng, bọng nước trên da, một số trường hợp có các đốm hồng ban.

Chính bởi những biểu hiện này, khiến không ít các bậc phụ huynh nhầm lẫn con em đang mắc phải bệnh thông thường như viêm da mủ hoặc thủy đậu. Thậm chí nhiều người nghĩ rằng trẻ chỉ bị dị ứng thông thường. Do đó mà tự dùng thuốc mà không đi khám bệnh.

Có những biến chứng nguy hiểm

Thông thường bệnh tay chân miệng thường gây ra những biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, liệt mềm cấp, phù phổi cấp do thần kinh. Ngoài ra, còn có nhiều những biến chứng khác, diễn biến nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao.

Bệnh diễn tiến rất nhanh

Bệnh xuất hiện những vết loét hay bóng nước, trẻ cũng sẽ cảm thấy bứt rứt, rung giật cơ. Nếu như để lâu sẽ dẫn tới tình trạng trẻ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh dẫn tới co giật, hôn mê và thậm chí là suy hô hấp, tăng huyết áp, phù phổi, gây tử vong.

Do dấu hiệu bệnh khó phát hiện và tiến triển nhanh nên không ít những trường hợp các ca nhập viện đã trong tình trạng nguy hiểm.

Bệnh dễ lây lan

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và lây lan rất nhanh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hoặc ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh, gây ra những tổn thương ở da và niêm mạc.

Hiện nay đã phát hiện thêm nhiều ca mắc bệnh là người lớn, do đó cần nâng cao cảnh giác, tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống.

Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, thuốc điều trị đặc hiệu

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Khi điều trị bệnh chủ yếu là điều trị các triệu chứng như giảm đau, hạ sốt và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Để không bị bệnh tay chân miệng trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống chính là:

  • Người không mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh nếu không thật sự cần thiết.

  • Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần phải rửa tay với xà phòng.

  • Tránh chọc vỡ các mụn nước trên da bệnh nhân.

  • Giặt các đồ dùng của bệnh nhân cũng như lau phòng ở bằng các dung dịch sát khuẩn có clo.

  • Cần theo dõi chặt chẽ bé có biểu hiện sốt trong vùng dịch.

  • Khi hắt hơi hoặc ho nên đeo khẩu trang.

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế việc vận động

  • Không ép trẻ đi học tới khi khỏi bệnh.

  • Khi thấy bé có dấu hiệu như khó ngủ, hay giật mình, quấy khóc liên tục, lúc thức hay nói nhảm, hay hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi, run và co giật, nôn ói nhiều hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Khám bệnh chân tay miệng ở đâu?

Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương là Bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt Nam, đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em, phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước, duy trì các mối quan hệ và hợp tác quốc tế, cung cấp môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ viên chức của bệnh viện. Lợi ích của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu. Tiên tiến nhất trong chăm sóc bệnh nhân và trong các dịch vụ khác, sáng tạo và đổi mới, đoàn kết và hợp tác.

Địa chỉ: Đê la Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 6273 8532

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 00:00 - 23:59

Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết

Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện chúng tôi ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Khu nội trú tại bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa về nhi. Bệnh viện tập trung phát triển chuyên sâu vào các lĩnh vực sau: Hồi sức cấp cứu nhi, Sơ sinh, Bệnh nhiễm trùng và các dịch bệnh ở trẻ em, Phẫu thuật nhi và điều trị dị tật bẩm sinh có thể can thiệp hiệu quả (trong đó có tim bẩm sinh), Huyết học ung bướu. Khu khám và điều trị trong ngày với 55 phòng khám và 6 phòng mổ về cùng ngày. Bệnh viện có thể tiếp nhận số lượt khám bệnh lên đến 7.000 lượt bệnh nhi mỗi ngày. Các thế mạnh điều trị nhi của bệnh viện là hồi sức cấp cứu – chống độc, sơ sinh, phẫu thuật nhi đủ các chuyên khoa, phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch kín, điều trị phẫu thuật ung bướu nhi, bệnh lý thận – nội tiết, bệnh lý nhiễm trùng và dịch bệnh ở trẻ em, tai mũi họng nhi và thính học, răng hàm mặt và phẫu thuật hàm mặt nhi, điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng. Các chuyên khoa hỗ trợ như vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm vận động, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một trong những đơn vị đầu ngành về nhi khoa trong cả nước.

Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa; do sở Y tế thành phố.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau; là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố.Hồ Chí Minh; Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo. Bệnh viện là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa.

Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển. Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam. Với một tập thể đội ngũ 1600 nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ tay nghề giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3927 1119

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 11:00, 13:00 - 16:00; Thứ Bảy, Chủ Nhật: 07:00 - 20:00

Con đường lây lan của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết

Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng – Phường Bến nghé, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh, là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Bệnh viện được bắt đầu xây dựng từ 1867 và bắt đầu nhận bệnh từ 1873. Ban đầu bệnh viện mang tên bệnh viện Hải quân, sau đó là bệnh viện Quân đội, phục vụ chiến tranh Đông Dương. Bệnh viện được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam từ năm 1976. Từ 1- 6 - 1978 bệnh viện được giao nhiệm vụ khám và chăm sóc điều trị cho trẻ em và mang tên bệnh viện Nhi Đồng 2. Là bệnh viện hạng I, cùng với bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị cho bệnh nhân thuộc thành phố và các tỉnh phía Nam. Từ 2-9-2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ đã sử dụng trên một trăm năm.

Hiện tại bệnh viện đang có dự án sữa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học Oxford và Wellcome-Trust tài trợ. Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở thực tập và đào tạo sinh viên, Bác sĩ sau đại học của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam, cử nhân Quản trị bệnh viện của đại học Hùng Vương. Trong năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đoán, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Dù nhiệm vụ chính là công tác chuyên môn khám và điều trị bệnh, nhưng bệnh viện luôn hướng về cộng đồng, thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám bệnh từ thiện và phát thuốc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Long An, Bình Dương.

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3829 5723

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 19:30

Các bậc cha mẹ nên chú ý và theo dõi sát sao sức khỏe của con em mình. Nếu thấy những dấu hiệu như sốt sao, có mụn nước, chán ăn, mệt mỏi,... hãy đưa bé đi khám ở cơ sở y tế có uy tín, bởi rất có thể trẻ đã bị mắc tay chân miệng.

Xem thêm:

  • Tắm cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho đúng?
  • Phòng bệnh tay chân miệng trong trường học như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!