Dài bao quy đầu ở trẻ em là 1 hiện tượng thường gặp và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cũng như chức năng sinh dục của trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Do vậy, mỗi cha mẹ nên trang bị và tìm hiểu xem dài bao quy đầu ở trẻ em là như thế nào, để từ đó biết được tình trạng sức khỏe của con mình ra sao và đưa ra hướng điều trị và phòng tránh thích hợp.
Dài bao quy đầu ở trẻ em như thế nào?
Dài bao quy đầu là tình trạng phần da bao quy đầu không tuột xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng, phần da quy đầu đó thường dài hơn so với bình thường khoảng 1.5cm. Và nếu có tuột được phần da bao quy đầu thì cũng chỉ có thể tuột được một ít và phần bao quy đầu chỉ để lộ ra được một phần.
Cụ thể, khi quan sát thấy con mình có những biểu hiện dưới đây thì các cha mẹ cần phải theo dõi sát sao và để yên tâm thì các cha mẹ nên đưa con đi khám. Bởi đó chính là các dấu hiệudài bao quy đầu ở trẻ em, những biểu hiện đó thường là:
Phần da bao quy đầu dài hơn so với những trẻ khác
Khó tuột được da bao quy đầu
Khó nhìn thấy lỗ tiểu
Đi tiểu thường bị đọng lại nước tiểu ở bao quy đầu
Dài bao quy đầu nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật và nhất là sẽ tăng nguy cơ trẻ bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm.
Những nguy cơ từ dài bao quy đầu ở trẻ em
Nếu các bậc cha mẹ phát hiện ra bé nhà mình có những dấu hiệu như trên thì rất có khả năng là bị dài bao quy đầu. Khi đó, các cha mẹ nên theo dõi và chú ý đến bé nhà mình hơn và để yên tâm. Tốt nhất các cha mẹ nên cho bé đi khám, từ đó các bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.
Bởi nếu để lâu, hiện tượng dài bao quy đầu đó có thể sẽ gây ra những nguy cơ khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
- Làm cản trở đến quá trình phát triển dương vật: Phần da đó thường bao trùm kín dương vật nên dương vật sẽ không phát triển được hết kích thước tối đa của mình.
- Dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục: Dài bao quy đầu sẽ khiến cho nước tiểu thường bị đọng lại khi đi tiểu, nên từ đó các chất cặn bẩn cũng sẽ bị tích tụ lại, lâu dần sẽ gây nên các bệnh viêm nhiễm như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo...
Cách xử lý khi trẻ bị dài bao quy đầu
Không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý dài bao quy đầu ở trẻ em. Có nhiều cha mẹ thì thường tự ý điều trị bệnh cho con khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ, nhưng cũng có nhiều cha mẹ lại chủ quan không xem xét hay điều trị bệnh cho con.
Nếu thấy con bị dài bao quy đầu trong thời gian dài, cụ thể là đến 3 tuổi mà tình trạng bệnh vẫn vậy thì các cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám. Vì dài bao quy đầu ở trẻ em lúc này đã trở thành bệnh lý chứ không còn là hiện tượng sinh lý nữa.
Các cha mẹ đưa con đi khám sẽ giúp cho con được điều trị bệnh đúng cách và tốt nhất. Vì không phải ai cũng có cách điều trị bệnh như nhau. Chẳng hạn, nếu dài bao quy đầu ở mức độ nhẹ, các cha mẹ có thể thực hiện kéo bao quy đầu tại nhà cho trẻ theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Cách đó thường là lúc tắm, kéo nhẹ nhàng phần da bao quy đầu sao cho để lộ đầu dương vật, cứ kiên trì làm tiên tục như vậy trong thời gian 1-2 tháng là phần da bao quy đầu sẽ tự động ngắn lại.
Còn nếu phần da bao quy đầu quá dài, bắt buộc trẻ sẽ phải tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Tiểu phẫu sẽ giúp cắt bỏ đi phần da bao quy đầu bị thừa đó. Hiện nay, đã có phương pháp cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, một trong những phương pháp mới nhất về cắt bao quy đầu nên các cha mẹ không phải quá lo lắng.
Khi nào cần cắt bao quy đầu ở trẻ?
Về mặt điều trị, nếu dài bao quy đầu ở trẻ emkhông có biến chứng thì dù lứa tuổi nào, chúng ta cũng nên bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trường hợp thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần tới điều trị cắt bao quy đầu ở trẻ, cụ thể như sau:
Trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng như nêu ở trên thì không cần thiết can thiệp, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.
Trường hợpdài bao quy đầu ở trẻ em có biến chứng thì có thể điều trị nhiễm trùng trước, sau đó có thể bôi thuốc có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05% một lần một ngày trong 4 tuần và nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ vì lúc này bao quy đầu mềm mại.
Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, 1-2 lần mỗi ngày trong khoảng 4-6 tuần. Bao quy đầu có thể tuột xuống trong khoảng 2/3 trường hợp.
Nếu trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, bôi thuốc cũng không có kết quả, nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc trẻ hay bị viêm bao quy đầu, thì nên phẫu thuật cắt da quy đầu.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!