Để bạo hành gia đình không còn là vấn nạn

Tâm lý - 04/29/2024

Bạo hành gia đình là một vấn nạn xuất hiện khắp các nền văn hóa và xảy ra ở mọi tầng lớp. Vậy bạo hành gia đình là gì và ảnh hưởng của bạo hành gia đình ra sao? Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về vấn đề đang làm đau đầu xã …

Bạo hành gia đình là một vấn nạn xuất hiện khắp các nền văn hóa và xảy ra ở mọi tầng lớp. Vậy bạo hành gia đình là gì và ảnh hưởng của bạo hành gia đình ra sao? Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về vấn đề đang làm đau đầu xã hội này.

Bạo hành gia đình là gì?

Bạo hành gia đình bao gồm bạo lực, lạm dụng về thể chất, tình dục và tâm lý giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng, ba mẹ và con cái, cháu và ông bà, và anh chị em…

Bạo hành gia đình có thể xảy ra ở tất cả mọi nền văn hóa, sắc tộc, nghề nghiệp, tầng lớp và lứa tuổi. Bạo hành có thể bao gồm đánh, tát, đấm đá, làm gãy xương, giật tóc, đẩy hoặc vặn cánh tay. Nạn nhân có thể bị bỏ đói hoặc không được ngủ. Các vũ khí như dao hoặc súng cũng có thể được sử dụng để đe dọa hoặc gây chấn thương cho nạn nhân.

Tấn công tình dục cũng rất phổ biến. Phụ nữ bị tấn công thể chất bởi chồng hoặc người yêu của họ cũng là lạm dụng tình dục. Bạo hành tình dục là việc đe dọa hoặc dùng vũ lực để ép buộc người nữ quan hệ tình dục bằng cách động chạm, kéo tay hoặc hôn khi họ không đồng ý.

Bạo hành về tinh thần thường phổ biến hơn bạo hành thể xác. Bạo hành tinh thần liên quan đến bất kỳ hành vi không dùng vũ lực để làm hại đến thanh danh và giá trị của nạn nhân hoặc cho phép kẻ bạo hành kiểm soát được nạn nhân. Bạo hành tinh thần có thể dùng lời lẽ lăng mạ, cô lập nạn nhân với cộng đồng và kiểm soát tài chính của nạn nhân. Thông thường, kẻ bạo hành sẽ sử dụng lời nói để hạ thấp, nhục mạ hoặc đe dọa nạn nhân khi ở nơi công cộng cũng như chỉ có 2 người. Họ có thể khiến nạn nhân nghĩ rằng mình đang bị điên loạn và cảm thấy tội lỗi. Họ đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nạn nhân về mối quan hệ không bền vững. Kẻ bạo hành cũng có thể lăng mạ nạn nhân về ngoại hình hoặc lăng mạ nạn nhân khi quan hệ tình dục, hoặc thực hiện cả hai. Kẻ bạo hành có thể sẽ cô lập một phần hoặc hoàn toàn nạn nhân bằng cách kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và những người thân của họ. Các cách kiểm soát có thể là cấm tiếp xúc trực tiếp, trao đổi thư từ, điện thoại với những người xung quanh. Kẻ bạo hành có thể sử dụng sự ghen tuông để biện minh cho hành động của mình.

Đôi khi, kẻ bạo hành sẽ giữ toàn bộ tiền bạc để kiểm soát nạn nhân và lúc này nạn nhân sẽ bị lệ thuộc tài chính. Họ cũng có thể duy trì sự kiểm soát bằng cách ngăn nạn nhân kiếm việc, không cho nạn nhân biết các thông tin về tài chính và lấy hết tiền của nạn nhân. Sau khi có sự cố xảy ra, kẻ bạo hành có thể cầu xin tha thứ, hứa sẽ thay đổi và sẽ dừng bạo hành. Tuy nhiên, thông thường thì nạn nhân sẽ tiếp tục bị lạm dụng và có nguy cơ ngày càng tăng. 

Ảnh hưởng của bạo hành tới nạn nhân như thế nào?

Nạn nhân bạo hành gia đình có thể bị chấn thương về thể xác như vết bầm, mắt thâm tím, các vết cứa, trầy xước, xương, răng bị gãy và các vết bỏng. Các chấn thương này có thể khiến nạn nhân không đi làm được, khiến họ bị mất việc. Thương tích từ việc bạo hành có thể khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ và tự cô lập bản thân ra khỏi gia đình và bạn bè. Nạn nhân cũng có thể phải chuyển chỗ ở thường xuyên để thoát khỏi kẻ bạo hành. Đôi khi kẻ bạo hành có thể giết nạn nhân.

Khi bị bạo hành gia đình, nhiều nạn nhân có thể có vấn đề về tâm lý như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, lạm dụng thuốc, lo lắng và trầm cảm. Khoảng 60% phụ nữ bị đánh đập đều bị trầm cảm. Phụ nữ bị đánh nghiêm trọng thường có nguy cơ mắc bệnh về tâm lý cao. Ngay cả khi bạo hành về thể xác không còn nhưng vẫn còn ám ảnh tâm lý khiến cho phụ nữ nghĩ rằng họ có thể bị đánh đập bất cứ lúc nào. Phụ nữ bị bạo hành có thể cảm thấy rằng bạo hành tâm lý còn đáng sợ hơn bạo hành thể xác. Bạo hành tâm lý làm tăng nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc. 

Làm thế nào phòng tránh bạo hành gia đình?

Khi bạn bị bạo hành gia đình, việc quan trọng nhất chính là bảo đảm an toàn cho chính mình. Khi bị lạm dụng, bạn nên tránh xa khu vực mà mình có thể bị bắt giữ hoặc nơi thủ phạm có thể lấy các hung khí dễ dàng (ví dụ như ở bếp). Nếu được, hãy cố gắng báo cảnh sát ngay lập tức và rời khỏi nhà. Bạn nên điều trị khi bị chấn thương và ghi lại hình ảnh chấn thương đó. Bạn nên khuyên bảo con bạn không nên can thiệp vào khi đang cãi nhau và biết khi nào và cách thức gọi điện kêu cứu.

Xây dựng một kế hoạch bảo vệ là một điều rất cần thiết. Kế hoạch nên bao gồm nơi tìm kiếm sự giúp đỡ, cách nào để trốn thoát và cách thức để tiếp cận tiền bạc của chính mình. Bạn nên sao chép ra nhiều bản sao giấy tờ quan trọng và giấu chúng đi (như giấy khai sinh của con, thẻ bảo hiểm và số tài khoản ngân hàng). Bạn nên chuẩn bị sẵn một túi đồ trong trường hợp cần rời đi ngay tức khắc.

Đôi khi cách duy nhất là phải dứt bỏ mối quan hệ bạo lực này. Do bạo hành gia đình có thể sẽ tiếp tục tiếp diễn, nhất là ở những người đàn ông có khuynh hướng bạo lực. Ngoài ra, ngay cả khi bạo hành về thể xác không còn tiếp diễn, nhưng chấn thương về tâm lý vẫn còn ở đó. Quyết định từ bỏ không hề đơn giản vì một khi thủ phạm đã biết ý định của bạn, bạn sẽ có nguy cơ bị đánh đập nghiêm trọng và có thể bị ám hại. Lúc này, bạn nên thực hiện các bước tiếp theo (như yêu cầu lệnh cưỡng chế pháp luật) để bảo vệ bản thân và con nhỏ. Bạn có thể liên lạc các trung tâm cứu trợ, tòa án để được hỗ trợ và bảo vệ.

Hãy tìm hiểu thêm kiến thức và kỹ năng bảo vệ bản thân qua các bài viết khác:

Bạn biết tự bảo vệ mình khỏi lạm dụng tình dục?

Xử lý tình trạng bạo hành trẻ em

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!