Đề phòng cảm lạnh ghé thăm, hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày của bạn!

Dinh dưỡng gia đình - 11/24/2024

Một số loại đồ uống chống cảm lạnh với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp là một trong những bí kíp giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình vào mùa đông này.

Mùa đông đã chính thức trở về cùng chúng ta trong cuối tháng 11 này. Kéo theo đó, bạn có nguy cơ mắc một loạt những bệnh phổ biến vào mùa đông mà bình thường ai cũng gặp phải ít nhất một vài lần trong đời. Trong đó bệnh đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh là những căn bệnh thường gặp hơn cả.

Không cần phải quá lo lắng, một số giải pháp phòng chống bệnh, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng sẽ giúp bạn sống sót qua mùa đông lạnh lẽo năm nay. Hãy tận dụng tối đa những giải pháp không cần dùng kháng sinh để ngăn chặn phần nào tình trạng kháng kháng sinh hiện nay bằng những loại đồ uống chữa cũng như phòng chống cảm lạnh, cảm cúm có sẵn trong bếp nhà bạn.

Đề phòng cảm lạnh ghé thăm, hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày của bạn!

Không cần phải quá lo lắng, một số giải pháp phòng chống bệnh, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng sẽ giúp bạn sống sót qua mùa đông lạnh lẽo năm nay.

Chỉ cần vài phút thực hiện, bạn đã có ngay đồ uống chống cảm lạnh, cảm cúm ngay tại nhà vô cùng thơm ngon, hấp dẫn rồi nhé!

Trà gừng nóng

Gừng - gia vị quen thuộc có ngay trong bếp nhà bạn sẽ phát huy hiệu quả ngăn chặn những cơn cảm lạnh hơn bất cứ liều thuốc kháng sinh nào. Bí mật nằm ở khả năng chống viêm của gừng, nhờ đó chúng sẽ loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cổ họng do bị nhiễm lạnh. Thêm nữa, một tách trà nóng rất tốt để làm dịu cơn đau nhức.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc, có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.

Chỉ cần thêm 2 muỗng cà phê gừng và pha nước nóng vào, đợi khoảng vài phút là bạn đã sẵn sàng có thức uống ấm nóng, có tác dụng chữa bệnh cảm lạnh hiệu quả.

Đề phòng cảm lạnh ghé thăm, hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày của bạn!

Chỉ cần thêm 2 muỗng cà phê gừng và pha nước nóng vào, đợi khoảng vài phút là bạn đã sẵn sàng có thức uống ấm nóng.

Trà bạc hà

Trong số các loại thảo mộc, bạc hà là một trong những loại thảo mộc có khả năng chống oxy hóa cao nhất. Học cách sử dụng các loại thảo mộc tươi và gia vị như bạc hà để thêm hương vị khi nấu cũng có thể giúp giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Không chỉ là gia vị, bạc hà còn được sử dụng như một vị thuốc quý. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, trong Đông y, bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.

Vào mùa lạnh, những chứng bệnh như cảm lạnh, cảm cúm được coi là bệnh thường gặp nhất và bạc hà hoàn toàn có thể loại bỏ cũng như phòng tránh những căn bệnh này. Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Đề phòng cảm lạnh ghé thăm, hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày của bạn!

Trong số các loại thảo mộc, bạc hà là một trong những loại thảo mộc có khả năng chống oxy hóa cao nhất.

Sữa nghệ

Sữa nghệ là một phương thuốc chữa bệnh cổ xưa được biết đến rộng rãi như là thuốc chữa bệnh cho mọi bệnh trên thế giới, được dân gian tin tưởng. Uống một ly sữa ấm, pha chút bột nghệ sẽ làm bạn cảm thấy cơ thể mình chống lạnh tốt hơn.

Lương y Bùi Hồng Minh đặc biệt nhấn mạnh, nghệ là loại củ được dùng ở nhiều dạng khác nhau có tác dụng phòng chống, chữa trị nhiều bệnh. Theo Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.

'Cụ thể, khi khí huyết uất trệ, bụng sườn đau, chảy máu cam, đái ra máu, hôn mê thì ta dùng uất kim. Có thể giã đắp vết thương nếu vết thương chậm, lâu lành. Khương hoàng chữa huyết ứ, bụng đầy, khó thở, cánh tay tê đau, phụ nữ bế kinh, có hòn cục trong bụng (bệnh bôn đồn), sau khi sinh huyết xấu, vết thương do vấp, ngã', lương y cho biết. Khả năng kháng viêm của nghệ cực mạnh, do đó, không thể thiếu nếu bạn muốn ngăn chặn cảm lạnh.

Đề phòng cảm lạnh ghé thăm, hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày của bạn!

Sữa nghệ là một phương thuốc chữa bệnh cổ xưa được biết đến rộng rãi như là thuốc chữa bệnh cho mọi bệnh trên thế giới, được dân gian tin tưởng.

Sữa là một loại thuốc bổ, bồi dưỡng cơ thể nhờ những hoạt chất có lợi cho cơ thể như tăng cường năng lượng và trao đổi chất. Do đó, sữa kết hợp nghệ sẽ đem lại đồ uống chữa bệnh cảm lạnh cực hữu hiệu.

Ly nước ấm mật ong

Với tính chất kháng khuẩn, kháng virus và giàu chất chống oxy hóa, mật ong nguyên chất là phương thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh vô cùng hiệu quả. Và chắc chắn, mật ong nguyên chất có thể chế biến thành đồ uống chữa bệnh cảm lạnh thông thường cực tốt. Tất cả những gì bạn cần là một thìa mật ong nguyên chất pha trong 1 ly nước ấm hoặc sữa ấm. Sau đó, bạn uống thức uống thơm ngon này, hoặc ngậm thêm trong họng một chút. Điều này sẽ giúp giảm đau họng, làm dịu mát cổ họng cực tốt.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Đây là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. 'Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng, rất tốt cho người gặp các triệu chứng của cảm lạnh thông thường', lương y Bùi Hồng Minh nói.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!