Để u buồng trứng lành tính không trở thành ác tính

Sức khỏe phụ nữ - 11/24/2024

U buồng trứng lành tính (không gây ung thư) bao gồm u nang chức năng và khối u bướu. U nang chức năng là những khối u hình thành từ những lỗ hổng chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng (nang). Thông thường, trong mỗi kỳ kinh nguyệt, một nang sản sinh ra một trứng. Khoảng một …

U buồng trứng lành tính (không gây ung thư) bao gồm u nang chức năng và khối u bướu. U nang chức năng là những khối u hình thành từ những lỗ hổng chứa đầy chất lỏng trong buồng trứng (nang). Thông thường, trong mỗi kỳ kinh nguyệt, một nang sản sinh ra một trứng. Khoảng một phần ba phụ nữ có u nang trong kỳ kinh nguyệt. Các khối u chức năng sẽ phát triển sau giai đoạn mãn kinh. Khối u bướu lành tính là những khối u buồng trứng lành tính có thể phát triển chậm và hiếm khi trở thành ung thư. Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (20 – 40 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh cao.

Làm thế nào biết được bạn có khối u buồng trứng lành tính?

Hầu hết các u nang chức năng và khối u lành tính không gây ra triệu chứng. Đôi khi bạn có thể có kinh nguyệt không đều và ít.

Nếu bị chảy máu u nang thể vàng, bạn có thể bị đau hoặc tê ở vùng chậu. Nếu bạn bị các triệu chứng như sốt, buồn nôn, nôn mửa, thì có thể khoang bụng và các mô lót đã bị nhiễm trùng (viêm phúc mạc).

Thỉnh thoảng, một cách đột ngột, cơn đau bụng dữ dội có thể xảy ra, do có một u nang hoặc khối lớn làm cho buồng trứng bị xoắn (xoắn buồng trứng).

Tích tụ dịch lỏng trong ổ bụng (cổ trướng) có thể xảy ra cùng lúc với u xơ tử cung và ung thư buồng trứng. Cổ trướng có thể gây ra cảm giác có áp lực đè nặng lên phần bụng.

Làm sao để chị em phòng ngừa u buồng trứng?

U buồng trứng lành tính tuy không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có nguy cơ tiến triển thành u ác tính. Để phòng ngừa u buồng trứng lành tính, bạn nên:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục cẩn thận và sạch sẽ, đúng cách;
  • Tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh;
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh béo phì;
  • Kiểm tra cơ quan sinh dục và vùng chậu định kỳ để đảm bảo phát hiện, chẩn đoán và chữa trị kịp thời;
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, báo cho bác sĩ nếu có các bất thường đối với chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

 Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan đến u buồng trứng:

Ung thư buồng trứng

U nang buồng trứng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!