Trong thời kì mang thai, thai phụ cần tiến hành nhiều kiểm tra, xét nghiệm để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một trong số đó là tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Vậy đo độ mờ da gáy là gì? Khi nào cần đo độ mờ da gáy? Hay cách tiến hành siêu âm này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Đo độ mờ da gáy là gì?
Đo độ mờ da gáy là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ giúp chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc hội chứng down và từ kết quả đo độ mờ da gáy. Tất cả thai nhi đều có một lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ, nhưng với những bé có nguy cơ mắc Hội chứng Down, lượng chất lỏng này thường nhiều hơn hẳn. Nếu độ mờ da gáy nằm trong giới hạn bình thường, bà bầu không cần làm thêm những chẩn đoán khác. Ngược lại, nếu vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một vài xét nghiệm để có kết quả chính xác hơn.
Hội chứng Down là hiện tượng phổ biến nhất trong các rối loạn bất thường nhiễm sắc thể. Trẻ mắc bệnh này thường có xu hướng chậm phát triển trí tuệ và khả năng vận động. Điều đáng tiếc hơn là căn bệnh này không thể điều trị hoàn toàn, chỉ có thể phát hiện sớm nguy cơ nhờ phương pháp siêu âm độ mờ da gáy.
Khi nào nên đo độ mờ da gáy?
Đo độ mờ da gáy khi nào chuẩn nhất? Đó chính là câu hỏi mà các mẹ bầu thường xuyên quan tâm. Việc đo độ mờ da gáy được chỉ định bắt buộc thực hiện ở tuần 11-14 của thai kỳ. Theo các chuyên gia nếu đo quá sớm, da gáy sẽ rất mờ vì thai nhi còn quá khó khiến kết quả không chuẩn xác. Nếu để quá 14 tuần, kết quả độ mờ da gáy lại trở về mức bình thường, bởi sau 14 tuần bất kỳ chất lỏng gáy dư thừa sẽ được hấp thụ bởi hệ thống bạch huyết của bé. Lúc này, kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.Vì vậy, việc thực hiện từ tuần 11-14 là vô cùng quan trọng nên các mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thai kỳ này.
Cách tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy được thực hiện bằng cách thức siêu âm thai trên phần bụng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp siêu âm đầu dò sẽ cho kết quả tốt hơn.
Để biết chính xác tuổi thai, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống của bé. Sau đó tiếp tục đo độ mờ da gáy, da của bé có màu trắng còn khoảng mờ da gáy có màu đen. Lần siêu âm này còn giúp phát hiện những bất thường ở bụng hay hộp sọ của thai nhi.
Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện qua siêu âm nhưng một số trường hợp, tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ, để có kết quả chính xác. Không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và bé trong quá trình thao tác.
Dấu hiệu nhận biết trẻ một tuổi chậm phát triển thể chất
Mách mẹ cách tính tuổi thai để tránh nhầm lẫn ngày sinh
2
Những điều cần biết về quá trình rụng trứng ở phụ nữ
Mang thai 3 tháng đầu và những loại xét nghiệm các mẹ cần thực hiện
Phải hiểu: Dùng que thử thai thấy 2 vạch mờ nhưng siêu âm thì không có thai?
Độ mờ da gáy như thế nào là bình thường
Khi thai nhi được 11 tuần tuổi độ mờ da gáy là 2mm, 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, độ mờ da gáy cho kết quả tới 2,8mm. Chỉ số độ mờ da gáy bình thường ở mức < 2,5 mm. Chỉ số nguy hiểm: >=3mm (nguy cơ bị down là 30%)
Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, bé có nguy cơ mắc hội chứng Down. Độ mờ da gáy càng dày thì tỉ lệ bị down cao, độ mờ da gáy càng thấp thì tỉ lệ bị down càng thấp. Kết quả kiểm tra này có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp độ mờ da gáy bất thường đều có nguy cơ bị Hội chứng Down. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng, bởi siêu âm độ mờ da gáy chỉ là xét nghiệm sàng lọc. Sau khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường, bầu cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác mới biết chính xác bé có bị Down hay không.
Những mẹ bầu có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down
Một số trường hợp mẹ bầu có nguy cơ sinh con ra sẽ mắc hội chứng Down như sau:
- Mẹ mang thai ở tuổi cao, trên 35 tuổi.
- Bố hoặc mẹ làm việc hoặc tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại.
- Người mẹ có tiền sử thai chết không rõ nguyên nhân hoặc gia đình 2 bên có người bị dị tật, tâm thần.
- Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ, bị sốt cao hoặc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi trong giai đoạn này.
Cần làm thêm những xét nghiệm gì để biết thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Down?
Khi thai nhi có nguy cơ bị bệnh Down cao, các mẹ nên làm thêm xét nghiệm:
Thai nhi 11-13 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm PAPP-A, Free- β HCG giúp cho kết quả chuẩn xác nhất.
Thai nhi 16-18 tuần tuổi: Đo độ mờ da gáy kết hợp xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol) để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ống thần kinh.
Các mẹ bầu hãy nên đi siêu âm đo độ mờ da gáy trong thời gian “chuẩn” vừa được nêu ở trên để giúp phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, từ đó có cách xử lí kịp thời và phù hợp nhất. Chúc các mẹ bầu sẽ có một thai kì khỏe mạnh và an toàn!
>>>Xem thêm:Những lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nào cũng phải làm
>>>Xem thêm:Quy trình khám thai và làm hồ sơ sinh tại bệnh viện tư nhân
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!