Ăn gì khi bị bệnh có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Nhưng không nên ăn gì khi bị ốm cũng là điều bạn nên lưu ý.
Khi đang bị bệnh, bạn thường chẳng muốn ăn gì cả. Nhưng phải ăn thì bạn mới có sức để khỏi bệnh. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho bạn. Có những thứ khi ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Sau phần 1, dưới đây là 4 thực phẩm bạn không nên ăn khi bị đau và những món bạn nên ăn để khỏe nhanh hơn.
Đồ uống chứa cồn
Khi nào bạn không nên dùng? Khi bị bất cứ loại bệnh nào, mà đặc biệt là chứng khó chịu ở dạ dày.
Tại sao đồ uống chứa cồn khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn?Rượu, như cà phê, là chất lợi tiểu có thể làm tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn. Khi cơ thể mất nước, lượng cồn trong máu sẽ tăng nhanh hơn. Đây là một trong những lý do làm bạn cảm thấy say nhanh hơn. Rượu cũng có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Sữa
Khi nào bạn không nên dùng? Khi bị nghẹt mũi.
Tại sao sữa khiến cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn? Bạn có thể đã nghe nói rằng nên tránh uống sữa khi đang bị bệnh vì nó khiến cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hoặc đờm hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng rằng việc giảm lượng sữa sẽ làm giảm chất nhầy. Tuy nhiên, một số người cho rằng sữa làm cho lớp đờm dày và khó chịu hơn.
Nếu uống sữa làm tăng đờm, hãy dừng uống cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Thực phẩm chiên xào hay chứa nhiều mỡ
Khi nào bạn không nên dùng? Khi gặp chứng khó chịu ở dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Tại sao thực phẩm chiên xào hay nhiều mỡ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn? Thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ kéo dài thời gian di chuyển qua hệ thống tiêu hóa hơn, có thể làm cho chứng buồn nôn tệ hơn và gây ra trào ngược axit. Hơn nữa, vì chúng cũng gây co thắt cơ ở đường ruột, chúng có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
Bạn nên ngừng ăn bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Thực phẩm cay
Khi nào bạn không nên dùng? Khi bị sổ mũi.
Tại sao nó làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn?Ớt chuông và sốt nóng tạo ra nhiệt cơ thể từ chất capsaicin, một hợp chất có thể gây kích ứng mũi của bạn và làm cho mũi của bạn chảy nước.
Vậy bạn nên ăn gì khi bị ốm?
- Nếu bị tiêu chảy, bạn có thể tuân theo chế độ ăn uống BRAT, bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng. Ngoài ra, bột yến mạch, khoai tây luộc, bánh quy muối, gà nướng hoặc gà tây (không có da) là những thực phẩm an toàn dành cho bạn;
- Khi bị táo bón, bạn nên ăn đồ chứa nhiều chất xơ như bánh mì nguyên chất, hạt, đậu, mận, bột yến mạch, hạt lanh, bông cải xanh, lê và táo;
- Nếu cảm thấy buồn nôn, bạn nên ăn bánh quy giòn hoặc lượng nhỏ bánh mỳ khô/ngũ cốc khô. Gừng hoặc chanh tươi, bạc hà cũng có tác dụng giảm buồn nôn. Bạn có thể pha trà với gừng hoặc chanh tươi để làm dịu đi cảm giác buồn nôn;
- Bạn nên uống 6−8 ly nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể, đặc biệt khi bị cảm hoặc sốt.
Hiểu cơ thể cần nạp gì và nên tránh nạp gì là điều rất cần thiết, đặc biệt khi bạn bị ốm. Hãy là người ăn uống thông minh lúc khỏe mạnh cũng như khi ốm đau bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da
- Thực phẩm giúp xương chắc khỏe
- Con hay ốm vặt có thể vì mẹ chưa biết 7 bí kíp sau
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!